Cuộc chiến thương mại Mỹ Trung dưới góc nhìn biến đổi khí hậu

Thứ sáu, 10/08/2018, 19:23 PM

Mỹ và Trung Quốc là 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới. 2 quốc gia này cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu. Nếu như cuộc chiến thương mại Mỹ Trung đang diễn ra rất căng thẳng thì ở chiến dịch bảo vệ môi trường, người Mỹ đang thể hiện sự ưu việt.

Mỹ vẫn là quốc gia đi đầu về năng lượng sạch và sáng tạo

Tháng 6/2017, tổng thống Mỹ, Donald Trump tuyên bố Hoa Kỳ rút khỏi Thoả thuận Khí hậu Paris 2015. Theo thỏa thuận này, Mỹ và 187 quốc gia khác cam kết sẽ duy trì nhiệt độ toàn cầu “thấp hơn” mức thời tiền công nghiệp cộng 20°C, và "nỗ lực hạn chế" ở mức thấp hơn nữa, chỉ cộng 1,5°C. Người đứng đầu Nhà Trắng đã từ chối hợp tác vì cho rằng, hiệp định này không có lợi cho sự phát triển của nền kinh tế Mỹ, làm cho nhiều người lao động bị mất việc làm. Ông Trump cũng từ bỏ cam kết đến năm 2025, Mỹ sẽ cắt giảm lượng khí thải xuống thấp hơn so với năm 2005 là 26 – 28% do chính quyền tiền nhiệm đưa ra.

Mỹ sẽ vẫn là quốc gia đi đầu về năng lượng sạch và sáng tạo

Mỹ sẽ vẫn là quốc gia đi đầu về năng lượng sạch và sáng tạo

Nhưng có một thực tế là, sau khi rút khỏi Thoả thuận Khí hậu Paris và phải căng mình chống lại cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, Mỹ vẫn là quốc gia đi đầu về năng lượng sạch và sáng tạo. Ngày 9/8/2018, tại trụ sở của Liên hiệp quốc (LHQ) tại New York (Mỹ), ông Antonio Guterres, Tổng thư ký LHQ, khẳng định với phóng viên hãng thông tấn AP rằng: “Mỹ đang trên đà đạt được những mục tiêu của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu dù Tổng thống Donald Trump đã rút khỏi Hiệp định này. Các mục tiêu mà Chính phủ Mỹ ký kết trong năm 2016 về cơ bản đã đạt được bởi vì nhiều doanh nghiệp cùng với chính quyền liên bang đã thực hiện kế hoạch cắt giảm khí thải”.

Hiện tại, Mỹ vẫn là quốc gia có lượng khí thải carbon toàn cầu lớn thứ 2 (sau Trung Quốc) nhưng con số đã giảm nhiều trong 6 năm qua: Từ 15% xuống còn 12%. Trung Quốc vẫn đứng đầu khi chiếm tới 24% lượng khí thải carbon của thế giới. EU đứng thứ 3 (9%), tiếp theo là Ấn Độ (6%), Brazil (6%), Nga (5%), Nhật Bản (3%), Canada (2%), CHDC Congo (1,5%), Indonesia (1,5%)…

Trung Quốc đang nóng lên rất nhanh

Nền kinh tế Trung Quốc phát triển rất nhanh trong thời gian gần đây. GDP và thu nhập bình quân của người dân ở quốc gia đông dân nhất thế giới này tăng trưởng rất mạnh mẽ. Hiện Trung Quốc đang là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và tràn đầy cơ hội soán ngôi vị số 1 của Mỹ. Tuy nhiên, mặt trái của sự phát triển kinh tế của Trung Quốc là vấn đề môi trường và khí hậu. Trái đất đang nóng lên, đó là xu thế chung nhưng riêng với Trung Quốc, khu vực này đang trải qua tình trạng biến đổi khí hậu với tốc độ gấp đôi những nơi còn lại trên thế giới.

Theo báo báo mới nhất của giáo sư MITat Elf Eltahir trên tạp chí khoa học Nature Communications vào tháng 8/2018, nhiệt độ trung bình ở vùng Bình nguyên Hoa Bắc, trong đó có các siêu đô thị Bắc Kinh và Thiên Tân, đã tăng 1,35°C so với nhiệt độ được ghi nhận vào thập niên 1950.

Vào năm 2013, nhiệt độ ở thành phố Thượng Hải đạt mức kỷ lục trong 141 năm qua, khiến hàng chục người chết. Theo các dữ liệu khí tượng, từ 1970, các đợi sóng nhiệt đã trở nên gay gắt hơn và thường xuyên hơn. Từ năm 1990, tần suất sóng nhiệt gia tăng nhanh chóng.

Bản báo cáo kết luận: "Trung Quốc hiện là nước thải ra nhiều khí thải tạo hiệu ứng nhà kính nhất trên thế giới, với những tác động nghiêm trọng đến dân số của chính mình. Việc tiếp tục mô hình xả thải hiện tại có thể hạn chế khả năng sinh sống của khu vực đông dân nhất ở quốc gia đông dân nhất trên trái đất".

Nhiệt độ tại các thành phố ở Trung Quốc đang tăng lên rất nhanh

Nhiệt độ tại các thành phố ở Trung Quốc đang tăng lên rất nhanh

Trong khi đó, tiến sỹ Camilo Mora của Đại học Hawaii dự đoán rằng, nếu như chính quyền Trung Quốc không kiểm soát được vấn đề biến đổi khí hậu thì đến những năm 70 của thế kỷ này, nhiều người nông dân ở Trung Quốc sẽ chết vì đột quỵ do nóng trong vòng 6 giờ, ngay cả khi họ đang nghỉ ngơi trong bóng râm chứ đừng nói là ra ngoài trời.

Trong một tương lai rất gần, các điều kiện trong các thành phố ở Trung Quốc sẽ khủng khiếp. Người dân chỉ có thể sống được nếu có điều hòa không khí, nhưng nguồn cung cấp thực phẩm sẽ rơi vào tình trạng khủng hoảng. Khoảng 400 triệu người có thể bị buộc phải di cư đến nơi khác để có khí hậu mát lạnh hơn.

Trong 2 ngày (3 và 4/8/2018), Hội nghị Năng lượng Xanh giữa Mỹ và Trung Quốc lần thứ 10 đã diễn ra tại thung lũng Silicon, San Francisco, phía Bắc California (Mỹ) thu hút sự tham gia của hơn 60 chuyên gia năng lượng của hai nước. Bất chấp cuộc chiến thương mại Mỹ Trung đang diễn ra khó lường, đôi bên vẫn phải ngồi lại với nhau để tìm ra giải pháp chung vì một tương lai tốt đẹp hơn, trong vấn đề khí hậu mang tính toàn cầu này. 

Thế Anh

NTD