Cuộc chiến của các hãng xe công nghệ sắp bắt đầu

Thứ tư, 06/06/2018, 20:11 PM

Từ khi Grab thâu tóm được Uber, cuộc chiến của các ứng dụng gọi xe công nghệ trên thị trường Việt Nam ngày càng trở nên sôi động hơn bao giờ hết.

Châm ngòi cho cuộc chiến bắt đầu

Tháng 4/2018 Uber rời khỏi Việt Nam và đã để lại một khoảng trống rất lớn trên thị trường gọi xe công nghệ. Các hãng xe trong và ngoài nước xem đây là một cơ hội  hiếm có để giành lại thị trường. Nhưng  ai sẽ là người có lợi và ai sẽ chiến thắng trong cuộc chiến này?

Sắp tới đây, Grab sẽ chào đón thêm một đối thủ nặng kí không thua kém gì Uber là Go-Jek - một ứng dụng gọi xe đến từ Indonesia, hãng này đã được đầu tư  500.000 USD và được dự đoán đây là một cuộc đua ngang tài ngang sức. 

Ông Andre Soelistyo, Chủ tịch Go-Jek cho rằng, vụ sáp nhập Uber-Grab khiến người dân và tài xế ở các nước mong chờ Go-Jek gia nhập thị trường, để họ có thêm một lựa chọn.

“Nhờ cạnh tranh, các doanh nghiệp sẽ cung cấp dịch vụ tốt hơn. Mọi doanh nghiệp phải ganh đua để tạo ra trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng”, ông Soelistyo nói.

Có thể nói Go-Jek vào Việt Nam sẽ mang đến nhiều lợi ích cho cả tài xế và khách hàng. Tại Việt Nam, Go-Jek chọn Go-Viet là công ty đầu tư công nghệ và chuyên môn. Một số nguồn tin cho biết, Go-Viet đang tuyển dụng các tài xế Uber cũ tại Việt Nam với ưu đãi đặc biệt dành riêng. Chẳng hạn, sau khi ra mắt, hãng sẽ miễn phí đồng phục cho tài xế và có thể trợ giá chuyến đi tối thiểu cho đối tác (dự kiến 29.000 đồng/chuyến). Ứng dụng sẽ ra mắt dịch vụ  gọi xe ôm 2 bánh trước rồi đến dịch vụ 4 bánh và các dịch vụ khác.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Mới đây ứng dụng gọi xe ABER do một nhóm kĩ sư công nghệ người Việt tại Châu Á ấp ủ từ năm 2015 cũng sắp bước vào thị trường Việt Nam, tuy nhiên đến năm 2018 mới bắt đầu triển khai thử nghiệm. ABER sẽ cung cấp dịch vụ với nền tảng hỗ trợ đa dạng các loại phương tiện: xe hai bánh chở khách, xe hai bánh giao hàng, xe cho thuê,...Trong đó có hỗ trợ tuyến xe đường dài, xe cho thuê, xe tải. Nhìn chung có thể thấy hình thức hoạt động của ABER có nhiều điểm tương đồng với hai ứng dụng gọi xe trong nước là VATO và Xelo đã ra mắt trước đó. Hiện nay ABER đã bắt đầu tuyển dụng tài xế và hoàn tất các thủ tục cuối cùng để bắt đầu đi vào hoạt động.

Một ứng dụng khác cũng sắp chuẩn bị ra mắt là Fastgo. Dự kiến ra mắt vào giữa tháng 6 tới tại Hà Nội. Có thể kể thêm các ứng dụng gọi xe trong nước cũng đang trong cuộc chiến này như: VATO, T.Net, Xelo, Mai Linh, Didi,...Và  có thể nói trên đường đua này càng ngày càng có thêm nhiều đối thủ mới và dần phá được thế độc quyền của Grab, cuộc chiến thật sự đã được bắt đầu.

Ai sẽ là người được hưởng lợi?

Tất nhiên người được hưởng lợi nhiều nhất trong cuộc chiến này chính là khách hàng. Bởi nếu càng có nhiều hãng tham gia vào cuộc chiến này thì khách hàng sẽ có thêm nhiều sự lựa chọn hơn là chỉ có Grab như trước đây, và tất nhiên trong cuộc chiến này hãng nào có những phúc lợi dành cho khách hàng nhiều hơn thì hãng đó sẽ thắng, thế nên các hãng xe đang rất chú trọng đến vấn đề này.

Nhìn cách khác, gần đây Grab đã có rất nhiều phản hồi tiêu cực từ khách hàng như  tăng mức phí di chuyển đối với khách hàng, tự hủy chuyến nhiều lần. Đối với tài xế thì Grab lại tăng mức chiếc khấu về lại ban đầu là 20% và được xem là một mức chiết khấu  khá cao vì tài xế còn phải chi ra rất nhiều khoản như tiền xăng,tiền hao mòn máy móc, tiền 3G,… Cũng như áp lực về việc đánh giá theo sao của khách hàng, nghĩa là sau mỗi chuyến đi khách hàng sẽ có mức đánh giá phục vụ của tài xế theo mức sao từ 1 đến 5 sao. Khi  muốn tham gia vào chương trình hỗ trợ doanh thu, số sao phải từ 4,9 trở lên, sao dưới 4,7 tài xế có thể bị cảnh cáo và ngưng chạy một tuần, điều này có nghĩa là chỉ cần khách chấm 4 sao, coi như tài xế bị sụt điểm, nó đã gây ra một áp lực vô cùng lớn đối với tài xế.

“ Có hôm một chị khách đặt xe từ Chợ Bến Thành về đến bến xe Quận 8, tuy nhiên đến nơi chị lại bảo phải chạy thêm vào một con hẻm nữa, thế nhưng khi đòi trả thêm tiền thì chị ấy lại chấm cho chuyến đi đó 1 sao và hôm đó thì điểm bị trừ. Nói chung cảm thấy áp lực lắm” một tài xế GrabBike cho biết.

Đây cũng được xem là một điểm cần lưu ý đối với những hãng xe khác, tài xế chính là bộ mặt của một hãng xe, các ưu đãi, phúc lợi dành cho tài xế là một điều thật sự cần quan tâm, nếu có một đội ngũ nhân viên hết lòng vì công việc có phải hãng xe đó sẽ thắng thế hơn ?

Và trong cuộc đua này ai sẽ là người dành phần thắng là một câu hỏi đang rất được mong đợi câu trả lời và tất nhiên khi hãng xe nào có giá cả tốt, minh bạch, các ưu đãi dành cho khách nhiều hơn, phúc lợi dành cho tài xế tốt hơn thì hãng xe đó sẽ giành được phần thắng.

Liên Nguyễn

 

Theo NTD

largeer