Chuyển đổi số: 4 loại nhân viên doanh nghiệp bạn phải có để chuyển đổi thành công

Thứ năm, 24/10/2019, 16:19 PM

Dự thảo Đề án Chuyển đổi số quốc gia phiên bản 1.0 hiện đã được Bộ TT&TT hoàn thành và đang đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ để lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân. Chính Phủ đã thực sự phát động công cuộc chuyển đổi số cho cả nền kinh tế. Doanh nghiệp của bạn thế nào? 

cio_digitaltransformation

Chuyển đổi số không chỉ là thay đổi về mặt công nghệ. Trên thực tế, công nghệ thường chỉ là chỗ dựa nền tảng cho các năng lực cần thiết khác để chuyển đổi số thành công. Vì vậy, để xây dựng tổ chức của bạn trong thời đại số, bạn cần phải nghĩ xa hơn, vượt ra khỏi quan điểm về nhân lực CNTT và các kỹ năng tin học thông thường. Xây dựng một nhóm đội ngũ có thể thích ứng các kỹ năng công nghệ đa dạng, nhưng đôi khi cũng cần biết vận dụng các kỹ năng chuyên môn phi kỹ thuật khác của họ, sẽ giúp tổ chức của bạn đáp ứng nhu cầu phát triển công nghệ và trong kinh doanh.

4 vai trò quan trọng đối với chuyển đổi kỹ thuật số

Vậy chúng ta nên tìm kiếm điều gì, bên cạnh bộ kỹ năng kỹ thuật cần thiết (và quan trọng)? Hãy xem xét các nhóm người được liệt kê dưới đây - và đừng ngại đưa họ vào đội ngũ của bạn, cho dù họ không theo đuổi sự nghiệp CNTT truyền thống. Những người này có thể đưa ra nhiều quan điểm độc đáo và dẫn dắt đội ngũ của bạn theo nhiều hướng mới chưa từng có trước đây.

Hãy xem xét cách các thành viên tiềm năng có thể đóng các vai trò sau đây trong tổ chức của bạn:

1. Người kết nối (Connectors)

Không nhất thiết phải cho rằng đội ngũ CNTT của thế kỷ 21 phải có khả năng làm việc với các đối tác của toàn bộ doanh nghiệp bạn. Nhưng tìm kiếm các nhân tố kết nối có nghĩa là tìm kiếm những người không chỉ thân thiện với mọi người trong nhóm, mà còn có thể tạo kết nối với mọi phòng ban trong tổ chức.

Họ được phân công theo dõi những gì đang xảy ra, không chỉ trong lĩnh vực CNTT mà còn trong các lĩnh vực khác trong nội bộ doanh nghiệp. Họ biết ai cũng như công việc gì đang diễn ra trên toàn tổ chức. Họ hiểu liệu một sáng kiến về CNTT cho phòng tài chính có liên quan đến sáng kiến CNTT nào đó khác để có thể hỗ trợ luôn phòng kinh doanh hay không - và họ biết ai là người sẽ phải liên hệ để tạo kết nối.

2. Người chấp nhận thách thức (Challengers) 

Họ là những người giúp chúng ta đảm bảo rằng tất cả chúng ta đang những làm việc tốt nhất. Họ suy nghĩ logic chặt chẽ về con đường phía trước và không ngại thách thức với hiện tại. Điều này khác với một người luôn do dự và đưa ra những rào cản. Những người thách thức biết cách suy nghĩ chiến lược về lộ trình phía trước và luôn đưa ra giả định "nếu trường hợp này xảy ra thì sao?" và "tại sao không/không thể làm điều đó?", đó luôn là những câu hỏi giải quyết vấn đề quan trọng đối với bất kỳ sự chuyển đổi nào trong doanh nghiệp 

3. Người thích ứng nhanh (Agilists)

Khi mà quy trình quản trị thích ứng truyền thống (agile- quản trị sự thay đổi nhanh) là rất quan trọng trong công cuộc chuyển đổi số, một "người thích ứng nhanh" trong bối cảnh này là người có thể phản ứng nhanh nhạy với những thay đổi và những bước ngoặt bất ngờ. Theo định nghĩa, chuyển đổi là một sự thay đổi toàn diện hoặc mạnh mẽ trong cách thể hiện. Vì vậy những nỗ lực chuyển đổi số để thành công phải bao gồm những con người có thể nhận ra sự cần thiết phải đổi hướng đi và nhanh chóng xoay chuyển bằng các kế hoạch mới. Họ mô hình hóa được cách làm thế nào để phản ứng hiệu quả với sự thay đổi, và họ cũng sẽ giúp những người cùng khác cùng thích nghi.

4. Người dẫn dắt (Navigators) 

Nếu chúng ta cần thay đổi hướng đi, các "nhà điều hướng" sẽ giúp chúng ta đảm bảo điều chỉnh "la bàn định vị GPS" của mình để tính đến việc định hướng lại trên mọi khía cạnh của các sáng kiến chuyển đổi số

Quá trình chuyển đổi số tại doanh nghiệp về bản chất có thể hơi lộn xộn không có trình tự nhất định, và nó có khả năng đẩy mọi việc xoay chuyển theo xu hướng tập trung vào thứ đang được quan tâm thái quá, một "phát kiến hợp lý nhất lúc này". Một người điều hướng sẽ xác định lộ trình và giúp đội ngũ đi đúng hướng trở lại; họ sẽ nhắc nhở chúng ta đang cố gắng vì mục tiêu gì và lộ trình chúng ta đã đồng ý tiến hành trước đó. 

Làm thế nào để giữ người tài trong chuyển đổi số

Tất nhiên, chuyển đổi không phải làm một lần là xong ngay, vì thế bạn sẽ luôn muốn củng cố đội ngũ có kỹ năng riêng biệt này và đảm bảo các thành viên sẽ cùng hội cùng thuyền để ra khơi. Dưới đây là bốn phương pháp có thể giúp bạn:

1. Cố ý đặt ra các yêu cầu kỹ năng đó (4 nhóm năng lực trên) và mang giá trị mà chúng mang lại vào tầm nhìn CNTT của doanh nghiệp bạn. 

Khi bạn xác định và điều chỉnh chiến lược CNTT của mình, hãy nêu ra yêu cầu rằng bạn sẽ ưu tiên các khía cạnh chuyển đổi này trong chiến lược của mình, ngoài yêu cầu về công nghệ truyền thống. Chẳng hạn, hãy tự hỏi trong chiến lược của bạn có đề xuất phát triển đội ngũ CNTT thế hệ tiếp theo không?

2. Đảm bảo đội ngũ CNTT của bạn có các mục tiêu phi kỹ thuật cụ thể - và đào tạo họ

Bạn có kế hoạch gì để trau dồi các kỹ năng phi kỹ thuật liên quan đến các mục tiêu đó? Đầu tư ngân sách đúng như những gì bạn đề xuất và đầu tư xây dựng những kỹ năng này với đội ngũ của mình!

3. Bên cạnh các sáng kiến chuyển đổi số trong công nghệ, hãy nêu rõ các hành động cụ thể liên quan đến các khía cạnh phi kỹ thuật.

Xác định những người có thể phân công các trách nhiệm phi kỹ thuật cụ thể trong nhóm dự án của bạn và nhấn mạnh tầm quan trọng của chúng đối với thành công chung của dự án.

4. Tạo điều kiện cho những người này lãnh đạo nhóm. 

Khi chuyển đổi số phát triển thành một mô hình lãnh đạo số bền vững hơn, hãy tạo cơ hội để đưa những người có các kỹ năng này vào vai trò lãnh đạo trong đội ngũ của bạn. Những kỹ năng độc đáo này thiết lập một tiêu chuẩn mới cho việc trở thành thành viên nhóm CNTT chuyển đổi số (thế hệ mới) 

Khi bối cảnh CNTT tiếp tục phát triển, cách đội ngũ công nghệ chúng ta hỗ trợ và hợp tác với kinh doanh cũng sẽ tiếp tục phát triển. Tập trung phát triển cả kỹ năng công nghệ truyền thống và các kỹ năng chuyển đổi trong đỗi ngũ CNTT của bạn sẽ tạo tiền đề cho thành công hôm nay và trong tương lai.

Vũ Nguyễn

Theo PLN
Từ khóa: