Chưa có máy bay chuyên dụng, vận tải hàng không Việt Nam vẫn được kỳ vọng phát triển
THôm 20/09, phát biểu tại hội thảo quốc tế Air Freight Logistics Vietnam 2019, ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu cho biết, Việt Nam hiện vẫn chưa có máy bay chuyên dụng cho ngành vận tải hàng không. Tuy nhiên, các chuyên gia quốc tế nhận định phân khúc này vẫn đang cực kỳ hấp dẫn và phát triển tại Việt Nam.
Tại hội thảo, các chuyên gia nhận định thị trường logistics hàng không Việt Nam năng động và đang phát triển nhanh. Với ưu điểm vượt trội về tốc độ và thời gian, logistics hàng không có thể giao hàng đến tay người nhận trên thế giới trong vòng 2-3 ngày.
Chia sẻ tại hội nghị, ông Trần Thanh Hải cho biết, thời gian qua sự phát triển của hoạt động xuất nhập khẩu khiến cho sự phát triển của ngành logistics cũng tăng theo, đặc biệt là nhóm hàng nhỏ giá trị cao như điện tử, điện thoại, nông thủy sản. Thậm chí là dệt may da giày cũng đã sử dụng phương thức này.
“Khối lượng vận chuyển hàng hóa qua phương thức vận tải hàng không còn nhỏ nhưng giá trị vận chuyển chiếm đến 25% tổng trị giá xuất khẩu Việt Nam”, ông Hải nhấn mạnh.
Vị này cho biết thêm, logistics hàng không gắn với máy bay và sân bay nhưng hiện nay Việt Nam chưa có doanh nghiệp nào có máy bay chuyên dụng để vận chuyển hàng hóa. Các máy bay chuyên dụng chỉ đến từ nước ngoài nên các doanh nghiệp trong nước sẽ phụ thuộc nhiều và giá trị phần lớn rơi vào tay các doanh nghiệp nước ngoài.
Cùng với sự bùng nổ của thương mại điện tử, đối tượng vận chuyển của logistics hàng không ngày càng trở nên đa dạng. Sự tiện lợi của mua sắm qua mạng, mức thu nhập trung bình tăng lên, các phương tiện đặt hàng, giao dịch thông qua phương tiện di động làm cho khối lượng hàng thương mại điện tử gia tăng hết sức nhanh chóng .
Trong những năm tới thương mại điện tử sẽ là yếu tố chủ yếu thúc đẩy logistics tăng trưởng đột biến. Về hạ tầng mặt đất, hiện nay mới chỉ có Nội Bài và Tân Sơn Nhất là các sân bay có nhà ga hàng hóa chuyên biệt. Mô hình kho hàng không kéo dài phần nào giải quyết được nhu cầu cấp bách về địa điểm xử lý hàng hóa vận chuyển qua đường hàng không. Các sân bay khác cũng đang mở rộng theo hướng ngoài nhà ga ùn khách sẽ có nhà ga chuyên biệt để đáp ứng lượng hàng hóa vận chuyển ngày càng lớn. Hàng không là ngành đặc thù đòi hỏi phải có nguồn nhân lực có trình độ và kinh nghiệm. Nhân lực đào tạo bài bản trong lĩnh vực này còn hiếm.
Kim Ngọc
-
ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD
-
Eximbank giới thiệu giải pháp tài chính thông minh khi mua xe ô tô
-
Dòng tiền FDI chuyển hướng sang dự án khu công nghiệp, văn phòng
-
Gửi tiết kiệm kỳ hạn này, lãi cao bất ngờ
-
Eximbank bị kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động cấp tín dụng
-
Giá vàng biến động khó lường