Chủ tịch Ủy ban châu Âu: “EVFTA sẽ mang lại những lợi thế to lớn cho cả EU và Việt Nam”
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) đã được Ủy ban châu Âu thông qua để chuẩn bị trình lên Hội đồng châu Âu ký chính thức vào cuối năm 2018 và trình Nghị viện châu Âu phê chuẩn vào đầu năm 2019.
Trong số các quốc gia thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của Liên minh châu Âu (EU), sau Singapore, với giá trị thương mại hàng hóa lên đến 47,6 tỷ euro/năm trong đó 3,6 tỷ euro đến từ lĩnh vực kinh doanh dịch vụ.
Ông Jean-Claude Juncker, Chủ tịch Ủy ban châu Âu chia sẻ với phóng viên của trang báo điện tử Eubusiness (Anh) rằng: “Các thỏa thuận thương mại và đầu tư với Việt Nam là gương mẫu chính sách thương mại của châu Âu. EVFTA sẽ mang lại những lợi thế vô cùng to lớn đối với các công ty, người lao động và người tiêu dùng cho cả EU và Việt Nam”.
Trong khi đó, bà Cecilia Malmstroem, Ủy viên thương mại châu Âu đánh giá: “Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á, với thị trường sôi động gần 100 triệu người tiêu dùng. Việt Nam có tiềm năng lớn cho các nhà xuất khẩu và các nhà đầu tư EU để kinh doanh, cả hiện tại và trong tương lai”.
Năm 2016, cổ phiếu đầu tư của EU vào thị trường Việt Nam vẫn ở mức khiêm tốn: 8,3 tỷ euro. Hiện nay, ngày càng có nhiều các công ty của EU thành lập trung tâm phục vụ khu vực Mekong trong đó có Việt Nam. Nhập khẩu chính của EU từ Việt Nam bao gồm thiết bị viễn thông, quần áo và các sản phẩm thực phẩm. EU chủ yếu xuất khẩu sang Việt Nam máy móc, thiết bị vận tải, hóa chất và nông sản. Khi EVFTA được thông qua, đôi bên sẽ loại bỏ hầu như tất cả các mức thuế đối với hàng hóa được giao dịch giữa Việt Nam và EU.
Khi EVFTA có hiệu lực, hơn 99% thuế hải quan đối với hàng hóa giao dịch giữa hai bên sẽ được dỡ bỏ, Việt Nam cũng sẽ loại bỏ 65% thuế nhập khẩu đối với hàng xuất khẩu của EU. Các phần thuế còn lại cũng sẽ dần được xóa bỏ trong vòng 10 năm sau đó.
EVFTA sẽ giải quyết triệt để các rào cản phi thuế quan trong lĩnh vực ô tô, đồng thời bảo hộ cho 169 sản phẩm thực phẩm và đồ uống truyền thống của châu Âu tại Việt Nam thuộc khái niệm “Chỉ dẫn địa lý” như: rượu vang Rioja hoặc pho mát Roquefort. Thông qua EVFTA, các công ty EU sẽ có thể cạnh tranh bình đẳng với các công ty Việt Nam trong hồ sơ dự thầu đấu thầu mua sắm với chính phủ Việt Nam và các doanh nghiệp nhà nước.
EVFTA cũng sẽ thay thế các hiệp định đầu tư song phương mà 21 quốc gia thành viên của EU đã ký với Việt Nam. Cùng với Hiệp định thương mại tự do gần đây mà EU đã đạt được với Singapore, EVFTA sẽ là dấu mốc quan trọng đối với EU trong việc thiết lập các tiêu chuẩn và quy tắc cao, mở đường cho những thỏa thuận thương mại và đầu tư trong tương lai của tổ chức này đối với khu vực ASEAN.
Thế Anh
-
Quy định về thông báo thực hiện hoạt động khuyến mại từ ngày 01/12/2024
-
Thông tư của Bộ Y tế quy định về sản phẩm sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai giá
-
Bộ TT&TT đẩy mạnh định danh cuộc gọi để ngăn ngừa lừa đảo trên không gian mạng
-
Xử phạt Công ty Cổ phần ShopeePay 25 triệu đồng
-
Vì sao ngành chăm sóc sắc đẹp thu hút học sinh?
-
Giá vàng hôm nay, 12-11: Tiếp tục “bốc hơi” dữ dội