Các ngân hàng phải thông minh hơn để đón đầu nhu cầu của khách hàng

Thứ ba, 23/11/2021, 15:40 PM

Đại dịch COVID-19 đã trở thành chất xúc tác thúc đẩy sự thay đổi, khiến thói quen và hoạt động tài chính của khách hàng đang biến đổi từng ngày, vì vậy các ngân hàng sẽ ngày càng phải thông minh hơn.

Trao đổi tại hội thảo về phát triển ngân hàng thông minh đến năm 2030 do Ban Kinh tế Trung ương tổ chức ngày 18-11, ông Phùng Duy Khương, Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Khối khách hàng cá nhân của VPBank cho rằng dịch COVID-19 đã thay đổi hành vi và hoạt động tài chính của người tiêu dùng.

Sự thay đổi trong hành vi và nhu cầu của người tiêu dùng được phản ánh rõ qua kết quả khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen. Theo đó, tỷ lệ người Việt Nam dùng mobile banking và internet banking ở thời điểm quý 4-2018 lần lượt là 22% và 28%. Gần 3 năm sau, quý 3/2021, tỷ lệ này đã tăng lên 68% và 75%.

Theo đại diện VPBank, thói quen và hoạt động tài chính của khách hàng đang biến đổi từng ngày nên các ngân hàng sẽ ngày càng phải thông minh hơn

Theo đại diện VPBank, thói quen và hoạt động tài chính của khách hàng đang biến đổi từng ngày nên các ngân hàng sẽ ngày càng phải thông minh hơn

Đặc biệt, đại dịch COVID-19 đã tác động đến hành vi của người tiêu dùng. Kết quả từ một cuộc khảo sát của Nielsen trong năm 2021 cho thấy gần 40% người tiêu dùng tại Việt Nam đang dùng ngân hàng số cho biết họ sẽ sử dụng thường xuyên hơn ngay cả khi dịch COVID-19 được kiểm soát.

Theo ông Khương, người tiêu dùng đang tìm kiếm công nghệ thông minh, an toàn và nhanh hơn. Chính vì vậy, các ngân hàng cũng phải "thông minh hơn, tự động hóa nhanh hơn và cung cấp các dịch vụ cá nhân hóa tới khách hàng tốt hơn. Một ngân hàng thông minh là cần phải đi trước đón đầu các nhu cầu của khách hàng.

"Ngân hàng thông minh cần gợi mở cho khách hàng về những sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng có thể sẽ cần đến trong tương lai," ông Khương nói.

Trong vài năm trở lại đây, VPBank đã thực hiện một chiến lược chuyển đổi số toàn diện, đưa các dịch vụ, sản phẩm tài chính của ngân hàng lên các kênh số hóa, thậm chí cả dịch vụ chăm sóc khách hàng. Hiện tại 100% sản phẩm và dịch vụ của VPBank đều có thể được cung ứng qua các kênh số hóa để trải nghiệm khách hàng tốt hơn. Đối với khách hàng cá nhân hoặc các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc mở tài khoản trực tuyến qua các app ngân hàng như VPBank NEO và VPBank NEOBiz đã trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn rất nhiều nhờ phương thức eKYC. Khả năng này giúp khách hàng có thể mua sắm, chi tiêu và đầu tư tài chính ngay trên ứng dụng ngân hàng.

Khách hàng cũng có thể mở thẻ tín dụng hoặc đăng ký vay tín chấp, và được giải ngân hoàn toàn qua app với thời gian chỉ vài phút, thay vì phải đến các phòng giao dịch truyền thống như trước đây.

Đại dịch Covid-19 đặt ra hàng loạt thách thức chuyển đổi

Đại dịch Covid-19 đặt ra hàng loạt thách thức chuyển đổi

Nhờ đó, tính đến hết tháng 9, tổng lượng giao dịch số trên các kênh của VPBank đã chiếm 98%, thoả mãn thói quen mới thích tự phục vụ, tự trải nghiệm của người dùng. Tỷ lệ khách hàng mở mới thông qua kênh ngân hàng số cũng chiếm tới 83% tổng các kênh. 

Khả năng nắm bắt và đáp ứng nhu cầu khách hàng dựa trên nền tảng công nghệ còn được VPBank ứng dụng ở những sản phẩm phức tạp là cho vay có tài sản đảm bảo, như vay mua ô tô và vay mua nhà. Các ứng dụng như Race App - vay mua ô tô siêu tốc trong 5 phút, Race Home - vay mua nhà và Race Value - số hóa quy trình định giá tài sản bảo đảm cho phép khách hàng đăng ký vay và được giải ngân hoàn toàn trực tuyến chỉ trong thời gian khoảng 2 giờ đồng hồ.

Thị trường ngân hàng đang trong giai đoạn mà tổ chức nào có khả năng dẫn dắt khách hàng đến với những dịch vụ số hóa mới nhất, tiên tiến nhất trước thì sẽ dành được thị phần nhanh hơn, và còn có thể giữ chân khách hàng ở lại lâu hơn bởi công nghệ số hóa có tính hấp dẫn.

HM (t/h)

Theo doanhnghieptiepthi.vn

largeer