Tặng quà ngày Valentine 14/2: Xu hướng tặng tiền lên ngôi
Những năm qua, xu hướng tặng tiền vào ngày Valentine 14/2 lên ngôi bởi đây là cách mới lạ để bày tỏ tình cảm. Liệu đó có phải biểu hiện của thực dụng?
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
Sát ngày lễ Tình nhân - Valentine, dịch vụ sắp lễ tại nhiều cửa hàng quanh chùa Hà tấp nập người mua, chủ yếu là khách trẻ mua lễ cầu duyên.
Chùa Hà (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội) từ lâu đã trở thành điểm đến linh thiêng, đặc biệt thu hút các bạn trẻ đến cầu duyên. Những người đến đây sẽ mang mâm lễ và kèm lá sớ đến đây để thực hiện nghi lễ cúng bái, nhất là vào dịp lễ Tết, rằm, mùng một và các lễ hội lớn.
Chị Huyền, chuyên buôn bán đồ lễ lâu năm gần chùa, chia sẻ, chùa Hà nổi tiếng với câu nói: "Khi đi lẻ bóng, khi về có đôi". Chính vì vậy, vào những dịp đặc biệt, rất nhiều bạn trẻ tìm đến chùa, hy vọng sẽ gặp được người bạn đời như ý.
Theo Chị Huyền, từ Tết đến hết tháng Giêng, khách đến cửa hàng chị đông hơn ngày thường, nhất là vào dịp lễ Tình nhân 14/2, lượng người đến để cầu duyên tăng mạnh. Chỉ trong một buổi sáng, cửa hàng chị đón khoảng 30 khách đến mua đồ lễ cầu duyên. "Không chỉ các bạn trẻ, mà còn nhiều bậc phụ huynh đến xin duyên cho con cái. Chùa Hà nổi tiếng với việc cầu duyên, và người ta tin rằng, đến đây sẽ được se duyên", chị Huyền nói.
Chia sẻ với PV về các vật phẩm trong mâm lễ, chị Huyền cho biết: "Chùa Hà có ba ban chính: Ban Tam Bảo, Ban Đức Ông và Ban Thánh Mẫu, mỗi ban đều có những vật phẩm lễ riêng biệt. Ban Tam Bảo thường dâng chay, gồm nến và quả. Ban Đức Ông thì có những lễ vật như chè, thuốc, bia và rượu. Còn Ban Thánh Mẫu, nơi cầu duyên, phải có nến hồng, gói muối, dầu cau, hoa quả, tiền vàng và bánh kẹo".
Theo các chủ cửa hàng, các bạn sinh viên thường chọn mâm lễ đơn giản, với giá từ 80.000 đến 100.000 đồng/ ban. Tuy nhiên, những ai cầu kỳ hơn sẽ chọn mâm lễ lớn với nhiều vật phẩm. Mỗi mâm lễ thường có khoảng 7 đến 8 món. Do vậy, lãi sẽ không nhiều, chỉ khoảng 10.000 đến 20.000 đồng/mâm.
Đi kèm với mâm lễ tại Chùa Hà là những lá sớ, chị Hương (người làm lá sớ lâu năm tại chùa Hà) chia sẻ: "Làm sớ ở đây gắn liền với niềm tin tâm linh của mọi người. Họ đến cầu tài lộc, bình an, sức khỏe và công danh sự nghiệp. Giá mỗi lá sớ phụ thuộc vào loại chữ và nội dung. Sớ chữ quốc ngữ có giá khoảng 15.000 đồng, trong khi sớ chữ Nho cao hơn, khoảng 20.000 đồng".
Chị Hương giải thích thêm, mỗi lá sớ chứa đựng một lời cầu nguyện riêng. Nếu cầu bình an, sức khỏe, người ta viết sớ cầu Tam Bảo. Cầu công danh sự nghiệp thì xin Đức Ông, còn nếu cầu duyên, phải xin Ban Thánh Mẫu để gặp người bạn đời như ý.
"Mặc dù sáng sớm có nhiều khách đến, nhưng đông nhất vẫn là vào buổi trưa và chiều. Một ngày, tôi bán được hơn trăm sớ. Đặc biệt, những người cầu duyên đến ngày càng đông hơn. Nhiều người không chỉ mua sớ mà còn viết ngay tại chỗ”, chị Hương nói.
Ghi nhận của PV sáng ngày 11/2, các khu vực tại Chùa Hà đều đông đảo người dân và Phật tử đến dâng hương cầu nguyện. Chị Thời (27 tuổi, Bắc Kạn) đã chuẩn bị ba mâm cỗ lễ với giá 350 nghìn đồng, và ba tờ sớ mỗi tờ giá 45 nghìn đồng để vào dâng lễ tại các ban với hy vọng sẽ sớm tìm được người chồng như ý.
"Giá cả như thế là hợp lý vì lâu lâu mới có dịp đến đây. Quan trọng nhất là thành tâm cầu nguyện. Mâm lễ này tôi đã chuẩn bị đầy đủ từ hoa quả, bánh kẹo, đến vàng mã, tất cả đều được sắp xếp chu đáo. Tôi tin rằng sự thành tâm sẽ giúp tôi tìm được người bạn đời phù hợp", chị Thời bày tỏ.
Bên cạnh những vị khách cầu tình duyên, cũng có nhiều người đến chùa cầu bình an. Chị Chi (21 tuổi, Hà Nội), lần đầu đến chùa Hà cho rằng, đi chùa cầu duyên không phải điều gì quá quan trọng, nhưng chị tin vào tâm linh và đây là một phần trong văn hóa Việt Nam. Chỉ cần thành tâm, kết quả sẽ đến.
Mâm lễ của chị Chi gồm bánh kẹo, nước, hương, hoa, nến và sớ, với giá 100.000 đồng/mâm, tổng cộng 300.000 đồng cho 3 mâm. Lá sớ có giá 15.000 đồng/lá, chị mua 3 lá.
"Mâm lễ đắt nhất tôi được giới thiệu là 250.000 đồng/mâm. Các cô bán hàng rất nhiệt tình, giúp tôi làm lễ đúng cách", chị Chi nói thêm.
Lần thứ hai chị đến chùa Hà để cầu may mắn và bình an, chị Duyên (20 tuổi, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội) cũng chuẩn bị mâm lễ gồm bánh, giấy tiền, nước, hoa, với giá 80.000 đồng. Với lòng thành tâm là chính nên cũng chị không viết sớ cầu kỳ, chỉ thắp hương đơn giản.
Chùa Hà (Thánh Đức tự) là nơi nổi tiếng "linh nghiệm khi cầu duyên". Nơi đây thu hút rất đông người đến lễ bái vào mùng 1, ngày rằm các tháng trong năm và đặc biệt đông trước dịp lễ Tình nhân (14/2) và ngày Thất tịch (7/7 Âm lịch).
Truyền thuyết dân gian kể rằng, vua Lý Thánh Tông (thế kỷ 11) từng ghé qua một ngôi chùa để cầu tự (cầu có con) để có người nối dõi. Ước nguyện thành hiện thực khi hoàng hậu sinh hạ Thái tử Càn Đức. Sau đó nhà vua đã trùng tu ngôi chùa và đặt tên là Thánh Đức tự.