Bị đánh thuế, doanh nghiệp Mỹ rời Trung Quốc đi đâu?
Đài CNN cho biết áp đặt thuế quan sẽ khiến một số ngành sản xuất rút khỏi Trung Quốc, nhưng phần lớn vẫn nằm ngoài Mỹ, mà chủ yếu là khu vực châu Á.
Cục thống kê Mỹ ngày 6-6 nói rằng một số quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam, đang trở thành nơi gia tăng hàng xuất khẩu sang Mỹ trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang diễn ra.
Thông tin cho thấy nhập khẩu từ Việt Nam sang Mỹ đã tăng 38% trong bốn tháng đầu năm 2019, so với năm ngoái. Điều này cho thấy các nhà nhập khẩu Mỹ đang chuyển sang tìm các nguồn cung từ Việt Nam khi việc nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc gặp nhiều khó khăn.
Ngoài ra, giá trị nhập khẩu vào Mỹ của các quốc gia và vùng lãnh thổ khác ở Châu Á cũng tăng đáng kể. Ví dụ nhập khẩu từ Hàn Quốc và Bangladesh tăng lần lượt là 17% và 13%; nhập khẩu từ Đài Loan tăng 22%.
Hiện người Mỹ đang nhập khẩu 12% sản phẩm từ Trung Quốc. Tổng thống Trump cho biết sẽ mở rộng đánh thuế vào các thị trường nhập khẩu vào Mỹ, mới nhất có thể là Mexico với phần thuế quan 5%.
Ông nhấn mạnh phần thuế quan sẽ được các nhà nhập khẩu chi trả hoặc trong một vài trường hợp các nhà xuất khẩu có thể cắt giảm giá cả khi xuất sang Mỹ, theo CNN.
Ông Trump đã nhiều lần tuyên bố hàng rào thuế quan sẽ thúc đẩy các nhà sản xuất quay trở lại Mỹ. "Thuế quan càng cao, càng nhiều công ty sẽ quay về Mỹ!", Twitter của ông Trump đăng tải.
Tổng thống Trump cũng thừa nhận rằng các cuộc chiến thương mại đang thúc đẩy sản xuất có thể chuyển hướng đến nơi khác ngoài Trung Quốc.
"Các bạn có thể tránh được việc khỏi bị đánh thuế nếu mua từ một quốc gia không có thuế quan hoặc bạn mua sản phẩm sản xuất tại Mỹ", ông Trump nói thêm.
Nhiều nhà nhập khẩu Mỹ, như các công ty phân phối mũ nón, giày dép và quần áo khác vốn phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc cũng gặp khó khăn do tại Mỹ không có cơ sở sản xuất, phải chi trả lương cao và thị trường lao động bị thắt chặt.
Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Matt Priest, chủ tịch và CEO của Công ty phân phối và bán lẻ giày dép tại Mỹ FDRA cho biết: "Mỹ thực sự không phải là một lựa chọn tối ưu”.
Chính vì vậy, ông Priest nhấn mạnh: “Các công ty giày dép trước tiên sẽ tìm cách chuyển sản xuất sang Việt Nam, nơi đã có một số ngành sản xuất giày và dễ dàng mang vật liệu từ Trung Quốc”.
Ngay cả trước khi ông Trump bắt đầu áp thuế, một số sản xuất đã rời khỏi Trung Quốc vì chi trả lương quá cao tại đó.
Nhập khẩu của Mỹ từ các nước như Việt Nam và Hàn Quốc đã tăng đều đặn trong thập niên qua.
"Tranh chấp thương mại hiện tại chắc chắn đang thúc đẩy xu hướng đó", nhà kinh tế Russell Price tại Ameripawn Financial khẳng định.
Đài Loan và Hàn Quốc tập trung nhiều hơn vào các mặt hàng công nghệ cao như điện thoại thông minh và chip bán dẫn.
Còn Việt Nam lại có mức lương cạnh tranh, khiến Việt Nam trở thành một nơi hấp dẫn để sản xuất quần áo và giày dép, theo CNN.
Nguyên Văn
-
ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD
-
Eximbank giới thiệu giải pháp tài chính thông minh khi mua xe ô tô
-
Dòng tiền FDI chuyển hướng sang dự án khu công nghiệp, văn phòng
-
Gửi tiết kiệm kỳ hạn này, lãi cao bất ngờ
-
Eximbank bị kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động cấp tín dụng
-
Giá vàng biến động khó lường