Bão số 9 sẽ gây mưa cực lớn ở Nam Trung Bộ
Dự báo đêm 24 đến sáng 25-11, bão số 9 sẽ đổ bộ vào đất liền khu vực Nam Trung Bộ ở cấp 9-10, giật cấp 12 kèm theo mưa lớn trên diện rộng
Chiều 22-11, Thủ tướng Chính phủ đã ký Công điện 1671/CĐ-TTg chỉ đạo tập trung ứng phó với bão số 9 và mưa lũ.
Theo đó, yêu cầu Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai; Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn; các bộ, ngành có liên quan và các địa phương, khu vực có nguy cơ ảnh hưởng của bão, mưa lũ tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến, kịp thời chỉ đạo, triển khai các phương án ứng phó theo phương châm "4 tại chỗ".
Thủ tướng cũng yêu cầu các địa phương ven biển rà soát, quản lý chặt chẽ việc ra khơi của tàu thuyền. Trên đất liền thì khẩn trương rà soát phương án sơ tán, di dời dân cư tại các khu vực nguy hiểm; kiểm soát giao thông, nhất là trên các tuyến cao tốc, cầu vượt biển để bảo đảm an toàn trong thời gian bão đổ bộ vào.
Riêng đối với khu vực miền núi, Thủ tướng yêu cầu rà soát các khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập sâu để sẵn sàng sơ tán, di dời dân; triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước.
Sáng cùng ngày, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã chủ trì hội nghị trực tuyến của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai với 14 tỉnh, thành phố từ Quảng Nam đến TP HCM nhằm ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão số 9.
Theo Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia Hoàng Đức Cường, bão số 9 càng vào gần bờ thì đi chậm lại và mạnh lên, kéo dài hơn. "Nếu không có gì thay đổi, đêm 24 đến sáng 25-11, bão sẽ đổ bộ vào đất liền khu vực từ Phú Yên đến Bình Thuận ở cấp 9-10, giật cấp 12; gió mạnh của cơn bão sẽ rất rộng" - ông Cường nói.
Hoàn lưu bão kết hợp với không khí lạnh, từ ngày 24 đến 26-11, sẽ gây ra đợt mưa lớn ở các tỉnh Bắc Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, Nam Bộ. Trong đó, từ Đà Nẵng đến Bình Thuận có mưa rất to với lượng mưa 300-500 mm, có nơi lên đến 600 mm. Riêng trong ngày 25-11, khu vực này sẽ có mưa rất to với tổng lượng mưa dự báo lên tới 200-300 mm/24 giờ. "Bão đổ bộ vào thời điểm sáng sớm, triều cường và nước biển dâng cao khoảng 1 m sẽ là tình huống nguy hiểm ở các vùng ven biển" - ông Cường cảnh báo.
Trước những dự báo về cường độ, hướng đi, diễn biến của cơn bão số 9, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chủ động rà soát, kiểm tra tất cả hồ, đập trên địa bàn; chuẩn bị nghiêm túc các phương án ứng phó; tuyệt đối không chủ quan.
"Yêu cầu đầu tiên là phải bảo đảm an toàn cho người dân, không để tàu thuyền nào trên biển trong khu vực nguy hiểm; không để người dân còn trên các lồng bè nuôi trồng thủy sản" - Phó Thủ tướng lưu ý và nhắc lại việc bão số 12 năm 2017 đổ bộ tỉnh Khánh Hòa, người dân mắc kẹt trên các lồng bè nuôi hải sản, gây thiệt hại lớn.
"Yêu cầu đầu tiên là phải bảo đảm an toàn cho người dân, không để tàu thuyền nào trên biển trong khu vực nguy hiểm; không để người dân còn trên các lồng bè nuôi trồng thủy sản" - Phó Thủ tướng lưu ý và nhắc lại việc bão số 12 năm 2017 đổ bộ tỉnh Khánh Hòa, người dân mắc kẹt trên các lồng bè nuôi hải sản, gây thiệt hại lớn.
Khánh Hòa sơ tán 280.000 dân
Ông Lê Đức Vinh, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, cho biết rút kinh nghiệm sau cơn bão số 8, tỉnh đã tập trung mọi phương tiện, con người để chủ động ứng phó với bão số 9. Địa phương này có gần 1.000 điểm xung yếu, hơn 280.000 dân, 4.000 tàu cá cần di dời để bảo đảm an toàn.
K.Nam
Bài và ảnh: Văn Duẩn
-
Quy định về thông báo thực hiện hoạt động khuyến mại từ ngày 01/12/2024
-
Thông tư của Bộ Y tế quy định về sản phẩm sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai giá
-
Bộ TT&TT đẩy mạnh định danh cuộc gọi để ngăn ngừa lừa đảo trên không gian mạng
-
Xử phạt Công ty Cổ phần ShopeePay 25 triệu đồng
-
Vì sao ngành chăm sóc sắc đẹp thu hút học sinh?
-
Giá vàng hôm nay, 12-11: Tiếp tục “bốc hơi” dữ dội