2 ngân hàng thương mại đầu tiên tại Việt Nam đạt chuẩn Basel II
Tính đến thời điểm cuối năm 2018, đã có 2 ngân hàng thương mại đầu tiên tại Việt Nam đạt chuẩn Basel II.
Ngày 28/11/2018, Ngân hàng Quốc tế (VIB) và Ngân hàng Ngoại Thương (Vietcombank) vừa được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) trao quyết định phê duyệt áp dụng thông tư 41/2016/TT-NHNN về phương pháp tính toán tỷ lệ an toàn vốn theo chuẩn mực Basel II. Theo quyết định này, VIB và Vietcombank chính thức trở thành 2 ngân hàng thương mại đầu tiên tại Việt Nam đủ điều kiện áp dụng tỷ lệ an toàn vốn theo Basel II. Việc đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của Basel II cho thấy VIB và Vietcombank có đủ khả năng hoạt động an toàn theo thông lệ tiên tiến của các nước phát triển trên thế giới để phòng ngừa các rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động có thể xảy ra.
Từ năm 2014, sau khi đã đánh giá được năng lực thực tế của các ngân hàng Việt Nam, ngân hàng nhà nước (NHNN) đã quyết định chọn 10 ngân hàng gồm: BIDV, VietinBank, Vietcombank, Techcombank, ACB, VPBank, MB, Maritime Bank, Sacombank và VIB để thí điểm chuẩn mực tính toán vốn theo phương pháp tiêu chuẩn của Basel II.
Sau khi được chọn, các ngân hàng đã chủ động thực hiện, triển khai, và tính đến thời điểm cuối tháng 11 năm 2018, đã có 2 ngân hàng thành công trong việc hoàn tất triển khai Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn. Các ngân hàng này tạo một tấm gương thực tế để các ngân hàng còn lại trong danh sách thí điểm Basel II và tất cả các ngân hàng còn lại nhanh chóng thực hiện các hành động để tuân thủ Basel II. Một điều thú vị là các ngân hàng thành công trong việc hoàn tất triển khai Basel II sớm cũng là các ngân hàng hàng đầu trong quản trị rủi ro và hiệu quả hoạt động, với chất lượng tài sản hàng đầu, không còn dư nợ trái phiếu tại VAMC, các hệ số an toàn và thanh khoản lành mạnh, hệ số sinh lời thuộc nhóm cao nhất ngành và đang tăng trưởng rất năng động.
Chuyên gia kinh tế tài chính Bùi Quang Tín nhận định, việc ban hành các thông tư hướng dẫn triển khai Basel II là định hướng đúng đắn của NHNN trong việc nâng cao năng lực quản lý rủi ro và chuẩn mực an toàn trong hoạt động ngân hàng theo thông lệ quốc tế. Điều này cũng tạo ra nền tảng để giúp các ngân hàng Việt Nam tiếp cận với các thị trường vốn quốc tế một cách dễ dàng, với chi phí thấp và tăng mức độ tin cậy của các định chế tài chính toàn cầu, các nhà đầutư và các tổ chức quốc tế khác đối với Việt Nam, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững của ngành ngân hàng Việt Nam trong thời gian tới. Hy vọng rằng với sự tiên phong của một số ngân hàng đã được NHNN áp dụng chuẩn Basel II theo thông tư 41 ngay từ đầu năm 2019 sẽ là động lực mạnh mẽ để quá trình triển khai và tuân thủ Basel II của các ngân hàng còn lại được thực hiện một cách nghiêm túc và nhanh chóng.
Basel II là phiên bản thứ hai của Hiệp ước Basel, trong đó đưa ra các nguyên tắc chung và các luật ngân hàng của ủy ban Basel về giám sát ngân hàng. Hiệp ước về vốn Basel II được trình bày như một tập hợp các quy định được đề xuất mà có thể sẽ mang đến một loạt các thách thức về tuân thủ cho các ngân hàng trên thế giới.
Quan trọng hơn là hàng loạt các tác động kinh doanh và các thách thức về quản lý rủi ro Basel II có thể mang đến cho các ngân hàng, đối thủ cạnh tranh phi ngân hàng, khách hàng, cơ quan đánh giá và cuối cùng là các thị trường vốn toàn cầu của họ.
Kim Ngọc
-
Eximbank giới thiệu giải pháp tài chính thông minh khi mua xe ô tô
-
Dòng tiền FDI chuyển hướng sang dự án khu công nghiệp, văn phòng
-
Gửi tiết kiệm kỳ hạn này, lãi cao bất ngờ
-
Eximbank bị kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động cấp tín dụng
-
Giá vàng biến động khó lường
-
Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn giảm thêm nửa triệu đồng