hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
Thị trấn Đấu Nam, quận Trình Cống, thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, được mệnh danh là "Kinh đô ngàn hoa" nổi tiếng châu Á.
Từ ruộng hoa, chợ hoa đến kinh đô hoa, từ giao dịch trực tiếp, đấu giá điện tử đến sự trỗi dậy của thương mại điện tử hoa tươi, từ việc đẩy xe nhỏ đi giao hoa đến logistics dây chuyền lạnh giao hàng toàn cầu... Thị trấn nhỏ Đấu Nam, thành phố Côn Minh đã dùng hơn 40 năm để khiến hoa tươi nở rộ thành "nền kinh tế lãng mạn" với sản lượng và giá trị giao dịch đều vượt mốc trăm tỷ nhân dân tệ.
Năm 2024, sản lượng giao dịch hoa tại Đấu Nam đạt 14,176 tỷ cành, kim ngạch giao dịch đạt 11,574 tỷ nhân dân tệ (khoảng 41,4 nghìn tỷ đồng), giữ vững vị trí số một toàn quốc trong 25 năm liên tiếp về cả sản lượng và kim ngạch giao dịch, xuất khẩu hoa sang hơn 50 quốc gia và khu vực như Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Việt Nam, Nga, v.v.
Hơn 40 năm trước, người dân thị trấn Đấu Nam sống bằng nghề trồng lúa, trồng rau. Năm 1983, một người dân địa phương đã nhập giống lay ơn từ Quảng Đông về trồng thử trên mảnh đất nhà mình. Không ngờ lay ơn sinh trưởng tốt, nở hoa đúng hẹn. Khi người dân này thử đem lay ơn mình trồng được đi bán, điều khiến ông không ngờ hơn nữa là hàng bán rất chạy. Năm đó, thu nhập từ trồng hoa của gia đình ông đã đạt 3.000 nhân dân tệ, gấp hàng chục lần so với thu nhập từ trồng rau trước đây.
Thấy trồng hoa kiếm tiền nhanh, người dân Đấu Nam đua nhau chuyển sang trồng hoa tươi. Đến năm 1990, 95% hộ nông dân đã chuyển ruộng rau nhà mình sang trồng hoa tươi, Đấu Nam từ đó trở thành biển hoa.
Ông Hoa Minh Thăng (62 tuổi), nông dân trồng hoa thế hệ đầu tiên ở Đấu Nam nhớ lại, năm đó nông dân cắt hoa tươi bó lại thành bó, rồi gánh trên vai, xách giỏ đi bán rong trên phố, "lấy đường làm chợ" là hình thái ban đầu của chợ hoa Đấu Nam.
Cùng với việc mức sống của người dân được nâng cao, hoa tươi ngày càng trở thành vật phẩm tiêu dùng trang trí cuộc sống, tần suất mua lại cao, ngành công nghiệp hoa Đấu Nam cũng đón thời kỳ phát triển mạnh mẽ. Cuối những năm 1990 thế kỷ 20, chợ hoa Đấu Nam ra đời, dần hình thành một khu vực tập trung các ngành công nghiệp lấy hoa tươi làm trung tâm.
Từ phố hoa Đấu Nam đến chợ có quy chuẩn, trải qua từng bước nâng cấp, quy chuẩn hóa, chợ hoa Đấu Nam hiện đã trở thành chợ giao dịch hoa cắt cành lớn nhất châu Á, thứ hai thế giới, đồng thời cũng trở thành "phong vũ biểu thị trường" và thước đo giá cả hoa tươi của Trung Quốc.
Theo bước chân của Đấu Nam, ngành công nghiệp hoa nở rộ khắp Vân Nam, nông dân trồng hoa Đấu Nam bắt đầu chuyển đổi từ trồng hoa sang các ngành dịch vụ như đóng gói hoa, vận chuyển, bán buôn.
Ngày 20/12/2002, Trung tâm Giao dịch Đấu giá Hoa Quốc tế Côn Minh, trung tâm đầu tiên ở Trung Quốc lấy mô hình giao dịch đấu giá làm chủ đạo, đã được khánh thành tại Đấu Nam, giao dịch hoa Đấu Nam bước vào kỷ nguyên đấu giá công khai minh bạch.
Phó tổng giám đốc Trung tâm Đấu giá Hoa Quốc tế Côn Minh, ông Uông Dương cho biết, trung tâm áp dụng phương thức đấu giá giảm giá, giá cả minh bạch, thanh toán kịp thời. Đồng thời, hệ thống đánh giá tiêu chuẩn hóa hoa tươi do trung tâm xây dựng cũng thúc đẩy quy chuẩn hóa các công đoạn như phân loại hoa tươi, xử lý sau thu hoạch, khiến nông dân trồng hoa chú trọng hơn đến quản lý tỉ mỉ và chất lượng hoa tươi.
Bước vào sảnh đấu giá của Trung tâm Đấu giá Hoa Quốc tế Côn Minh, hơn 900 ghế giao dịch không còn chỗ trống. Giá cả của hơn 40 chủng loại, 1.500 giống hoa cắt cành như hoa hồng, hoa ly, tường vi cánh kép... được hiển thị theo thời gian thực trên màn hình điện tử lớn. Người mua hàng nhanh chóng "chộp" đấu giá theo giống hoa, cấp bậc, giá cả hiển thị trên màn hình. Sau khi đấu giá kết thúc, hoa tươi được đưa vào khâu đóng gói, chuyển đi trong đêm tới các thành phố lớn trên cả nước và khu vực nước ngoài.
Năm 2024, sản lượng giao dịch trung bình hàng ngày của Trung tâm Đấu giá Hoa Quốc tế Côn Minh đạt 7,06 triệu cành, thời gian giao dịch trung bình mỗi đơn hàng chỉ mất 4 giây, tỷ lệ giao dịch thành công đạt 95,34%.
Cùng với việc nâng cao danh tiếng, tiềm năng ngành du lịch văn hóa liên quan đến hoa của Đấu Nam cũng dần nổi bật. Tại chợ hoa Đấu Nam, có thể thấy khắp nơi những bạn trẻ đội vòng hoa, tay ôm bó hoa đến "săn hoa". Thông qua việc tổ chức các hoạt động như lễ hội âm nhạc hoa tươi, chợ đêm hoa tươi, thị trấn Đấu Nam phát triển các sản phẩm văn hóa sáng tạo như nam châm tủ lạnh hoa tươi, xà phòng hoa tươi thủ công, tạo ra trải nghiệm du lịch văn hóa đa dạng cho du khách.
Năm 2018, chợ hoa Đấu Nam được đánh giá là khu du lịch cấp quốc gia AAA. Năm 2024, lượng khách du lịch đến chợ hoa Đấu Nam đạt 7,6234 triệu lượt người, đã trở thành địa điểm check-in nổi tiếng mà du khách nhất định phải đến khi đến Côn Minh.
Nhờ sự trỗi dậy của thương mại điện tử phát trực tiếp, thương mại điện tử hoa tươi của Đấu Nam cũng đón nhận sự phát triển bùng nổ. Trong dịp Tết Nguyên đán đến Tết Nguyên tiêu năm nay, "Vân Xá Hoa", một kênh thương mại điện tử phát trực tiếp do một vài bạn trẻ sáng lập, đã trở thành "ngôi sao" trên nền tảng xã hội, kim ngạch giao dịch cao nhất trong một ngày vượt quá 10 triệu nhân dân tệ (hơn 35 tỷ đồng).
Do hoa tươi có yêu cầu cực kỳ cao về tính thời vụ và chất lượng, các công ty chuyển phát nhanh đã đặc biệt thành lập tổ đảm bảo vận chuyển hoa tươi tại Đấu Nam, áp dụng mô hình vận chuyển ba trong một gồm: hàng không + đường sắt cao tốc + dây chuyền lạnh, hoa tươi từ khi hái ở ruộng đến tay người tiêu dùng, có thể giao hàng nhanh nhất trong vòng 24 giờ.
Hiện nay, trong số hơn 70.000 cư dân thường trú ở Đấu Nam, có 46.500 người làm công việc liên quan đến hoa, số doanh nghiệp liên quan đến hoa đạt hơn 3.300, chủ thể kinh doanh và hộ kinh doanh cá thể vượt quá 11.000. Đấu Nam đã hoàn thành bước chuyển mình từ khu công nghiệp sản xuất và giao dịch hoa tươi thành khu công nghiệp dịch vụ tổng hợp hoa tươi. Tương lai, hoa ở Đấu Nam nhất định sẽ ngày càng nở rộ, ngày càng lan tỏa.
© vietpress.vn