hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
Thông tin The Coffee "bán mình" cho Golden Gate diễn ra trong tình hình kinh doanh của The Coffee House phải vật lộn với bài toán lợi nhuận, khi liên tục phải đóng cửa hàng loạt chi nhánh tại các tỉnh, thành.
Ngày 19/2, Deal Street Asia đưa tin Golden Gate – ông trùm ngành F&B tại Việt Nam được cho là đã mua lại chuỗi The Coffee House từ Seedcom.
The Coffee
House từ hào quang đến
vụt tắt?
Lùi về quá khứ, năm 2014, The Coffee House được sáng lập bởi doanh nhân Nguyễn Hải Ninh.
Sau 4 năm thành lập, giai đoạn 2017-2018, chuỗi này chính thức vượt mốc 100 cửa hàng với tham vọng: "Ai cũng có 1 The Coffee House gần nhà", đó cũng là thời điểm cứ mỗi tháng, thương hiệu cà phê này thông báo có thêm vài cửa hàng, tập trung nhiều nhất tại các quận lớn ở TP HCM.
Sự tăng trưởng vượt bậc về quy mô cửa hàng giúp The Coffee House được Nikkei Asia đánh giá là chuỗi cà phê phát triển nhanh nhất trong số các startup ngành này tại Việt Nam.
Đến năm 2020, thương hiệu này không ngừng mở rộng, đạt 175 cửa hàng tại 18 tỉnh, thành trên cả nước. Đây là chuỗi cà phê đứng thứ ba về quy mô điểm bán chỉ sau Highlands và Trung Nguyên tại thời điểm đó. Thậm chí, năm 2021, Hãng Kiểm toán và Định giá ASCO xác định, giá trị của The Coffee House khoảng 1.171 tỷ đồng.
Năm 2019, nhà sáng lập Nguyễn Hải Ninh rời The Coffee House. Người kế nhiệm là ông Mai Hoàng Phương - đồng sáng lập Seedcom và The Coffee House.
Theo dữ liệu của Vietdata, về doanh thu, năm 2022, The Coffee House tăng 67% vào, nhưng đến 2023 lại giảm 11%, xuống còn 700 tỷ đồng.
Về hiệu quả kinh doanh, thương hiệu này tiếp tục gánh lỗ lũy kế. Năm 2020, lợi nhuận sau thuế âm 111 tỷ đồng, đến 2021 mức lỗ tăng 124%, và năm 2022 giảm xuống gần âm 150 tỷ đồng.
Đỉnh điểm, năm 2024, The Coffee House dính khủng hoảng truyền thông, bị nhiều khách hàng kêu gọi tẩy chay sau sự cố kính rơi vỡ khiến một nữ bác sĩ trẻ bị thương tại The Coffee House Thái Hà (Hà Nội). Cũng trong năm này, chuỗi này công bố đóng cửa toàn bộ chi nhánh tại Đà Nẵng và Cần Thơ sau hơn 7 năm hoạt động. Bên cạnh đó, một số cửa hàng tại Hà Nội và TP HCM cũng âm thầm rời khỏi thị trường.
Trong bối cảnh thị trường F&B cạnh tranh gay gắt về thị phần và doanh thu, The Coffee House ngày càng hụt hơi so với Highlands Coffee, Phúc Long và Starbucks, thậm chí là cả những “lính mới” như Katinat.
Tiềm lực của chủ mới của The Coffee House
Theo Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Công ty cổ phần Tập đoàn Golden Gate (trước đây là Công ty cổ phần Dịch vụ thương mại Cổng Vàng), được thành lập vào năm 2008 bởi ba doanh nhân người Việt: ông Đào Thế Vinh, ông Nguyễn Xuân Tường và ông Trần Việt Trung.
Ông trùm lẩu nướng Golden Gate sở hữu nhiều chuỗi nhà hàng nổi tiếngnhư Vuvuzela, Sumo BBQ, Kichi Kichi, và Gogi House. Năm 2023, Dcorp đánh giá, Golden Gate là cái tên đứng đầu trong bảng xếp hạng F&B lớn nhất tại Việt Nam với tổng số hơn 500 nhà hàng trên toàn quốc.
Sự suy giảm doanh thu bắt đầu từ năm 2021 khi dịch Covid-19 khiến Golden Gate phải đóng cửa nhiều chuỗi nhà hàng, dẫn đến doanh thu giảm 27,2% xuống còn 3.318 tỷ đồng.
Năm 2023, tình hình có cải thiện khi doanh thu thuần của Golden Gate đạt 6.289 tỷ đồng, giảm gần 10% so với năm 2022. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế vẫn giảm mạnh 79%, chỉ còn 139 tỷ đồng.
Tổng tài sản của Golden Gate đến cuối năm 2023 đạt 2.873,3 tỷ đồng, giảm nhẹ so với đầu năm. Tiền mặt tăng 17% lên 625 tỷ đồng, trong khi hàng tồn kho giảm 31,5%. Nợ phải trả giảm nhẹ, nợ vay tăng 3% lên khoảng 756 tỷ đồng.
Ngày 30/12/2024, Đại hội đồng cổ đông bất thường của Golden Gate đã quyết định hủy kế hoạch chia cổ tức tiền mặt 53% cho năm 2023, thay thế cho dự kiến đã được thông qua tại Đại hội cổ đông thường niên trước đó. Lý do được đưa ra là tập đoàn sẽ tập trung nguồn lực tài chính cho các dự án đầu tư và mở rộng quy mô lớn trong giai đoạn 2024-2025, nhằm tối ưu hóa tài chính và tạo nền tảng phát triển bền vững.
Cùng với quyết định hủy chia cổ tức, Golden Gate cũng đã đóng cửa một số chi nhánh hoạt động không hiệu quả. Điển hình, chuỗi nhà hàng lẩu cao cấp Manwah đã đóng hai cửa hàng tại Hải Phòng và Hà Nội, trong khi chuỗi trà sữa Yu Tang cũng ngừng hoạt động ba cửa hàng tại Hà Nội. Đây là một phần trong chiến lược tái cấu trúc của tập đoàn, nhằm cắt giảm chi phí và tập trung vào các cửa hàng có khả năng sinh lời.
URL: https://vietpress.vn/thang-tram-cua-the-coffee-house-truoc-khi-ban-minh-cho-golden-gate-d93040.html
© vietpress.vn