hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
Đế chế Meta của Mark Zuckerberg đang lung lay dữ dội trước cơn bão pháp lý và đạo đức. Các vụ kiện đòi tách Instagram, WhatsApp và cáo buộc "bắt tay" với Trung Quốc đe dọa ngai vàng của ông trùm mạng xã hội.
Mark Zuckerberg, nhà sáng lập và CEO của gã khổng lồ công nghệ Meta Platforms, đang trải qua giai đoạn sóng gió nhất kể từ khi thành lập đế chế mạng xã hội của mình. Không chỉ phải đối mặt với nguy cơ bị "xẻ thịt" khi các cơ quan quản lý cạnh tranh ráo riết đòi tách Instagram và WhatsApp khỏi Meta, Zuckerberg còn bị bủa vây bởi những cáo buộc "bán rẻ giá trị Mỹ" để đổi lấy lợi ích kinh tế từ Trung Quốc. Cuộc khủng hoảng kép này đang đe dọa nghiêm trọng vị thế lãnh đạo của Zuckerberg và tương lai của Meta.
Bối cảnh phiên tòa
Vụ kiện chống độc quyền của gã khổng lồ truyền thông xã hội Mỹ Meta chính thức được mở phiên tòa xét xử vào ngày 14/4 (giờ địa phương). Meta phải đối mặt với những cáo buộc nghiêm trọng từ chính phủ liên bang rằng họ đã mua lại Instagram và WhatsApp thông qua biện pháp độc quyền nhằm loại bỏ các đối thủ cạnh tranh tiềm năng, vi phạm luật chống độc quyền của Mỹ.
Phiên tòa đang được tiến hành tại Tòa án Quận Mỹ tại Quận Columbia (United States District Court for the District of Columbia), do Thẩm phán James Boasberg chủ trì. Ông cũng là người giám sát một vụ án chính trị cấp cao liên quan đến việc Nhà Trắng sử dụng luật thời chiến để trục xuất người nhập cư Venezuela.
Trong một diễn biến liên quan, Mark Zuckerberg đã đến thăm Nhà Trắng nhiều lần gần đây và có tin đồn rằng vị tỷ phú hy vọng sẽ đạt được thỏa thuận riêng với Tổng thống Mỹ Donald Trump. Tuy nhiên, Chủ tịch Ủy ban Thương mại Liên bang Andrew Ferguson đã phủ nhận tin đồn này và nói rằng: "Tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu điều này xảy ra".
Các tài liệu của tòa án cho thấy bản thân Mark Zuckerberg và cựu Giám đốc điều hành Sheryl Sandberg đều sẽ ra làm chứng trước tòa. Ngoài ra, một số giám đốc điều hành cấp cao của các đối thủ cạnh tranh trong ngành dự kiến sẽ ra làm chứng và toàn bộ phiên tòa dự kiến sẽ kéo dài ít nhất 8 tuần.
Tờ New York Times vừa đưa tin, vụ kiện chống độc quyền do Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) khởi xướng từ năm 2020 đã chính thức bước vào giai đoạn căng thẳng. FTC cáo buộc Meta đã thực hiện chiến lược thâu tóm đối thủ cạnh tranh một cách phi pháp thông qua việc mua lại Instagram (2012) và WhatsApp (2014) và yêu cầu tòa án buộc Meta phải nhả lại hai "con gà đẻ trứng vàng" này.
Trong phiên tòa, luật sư của Meta, Mark Hansen, phản bác rằng việc mua lại Instagram và WhatsApp là những khoản đầu tư chiến lược nhằm nâng cao trải nghiệm người dùng và đã được FTC thông qua cách đây cả thập kỷ. Ông Hansen cảnh báo rằng việc đảo ngược các thương vụ này sẽ tạo ra một tiền lệ nguy hiểm cho giới kinh doanh.
Tuy nhiên, nếu tòa án đứng về phía FTC và phán quyết Meta đã vi phạm luật chống độc quyền, nguy cơ Meta bị buộc phải bán Instagram và WhatsApp là hoàn toàn có thể xảy ra. Đây sẽ là đòn giáng mạnh vào Meta, đặc biệt trong bối cảnh nền tảng Facebook cốt lõi đã bão hòa về tăng trưởng, trong khi Instagram và WhatsApp vẫn đang là động lực tăng trưởng chính của công ty.
Chưa dừng lại ở đó, Zuckerberg còn phải đối mặt với cáo buộc khác về mặt đạo đức. Sarah Winn-Williams, cựu giám đốc chính sách toàn cầu của Meta, đã bất ngờ đứng ra tố cáo Zuckerberg "bí mật thông đồng" với chính phủ Trung Quốc.
Trong lời khai trước Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ, bà Winn-Williams tiết lộ rằng Zuckerberg đã thông đồng với Trung Quốc để phát triển các công nghệ kiểm duyệt, cho phép Bắc Kinh kiểm soát thông tin của người dùng ở Đài Loan và Hong Kong, nhằm mở đường cho Meta xâm nhập thị trường tỷ dân này. Cựu giám đốc điều hành này cáo buộc Zuckerberg đã "theo đuổi thương vụ 18 tỷ USD ở Trung Quốc trong suốt 10 năm qua" và "chứng kiến đội ngũ lãnh đạo Meta thường xuyên làm suy yếu an ninh quốc gia và phản bội các giá trị của Mỹ". Trước đó, bà Winn-Williams cũng đã hé lộ những thông tin gây chú ý về Meta trong cuốn hồi ký "Careless People" của mình.
Những cáo buộc từ bà Winn-Williams đã làm dấy lên làn sóng phẫn nộ và hoài nghi về đạo đức kinh doanh của Zuckerberg. Giới phân tích ở Thung lũng Silicon và Phố Wall bắt đầu đặt câu hỏi về tính bền vững của triều đại Zuckerberg tại Meta. Nhiều người nhận định đây là "sự phá sản về mặt đạo đức của đế chế công nghệ" và dự đoán Meta sẽ phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ hơn từ bên ngoài, đồng thời có thể phải tái cấu trúc bộ máy lãnh đạo để xoa dịu dư luận và khôi phục niềm tin.
© vietpress.vn