hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
Câu chuyện về một cụ ông 71 tuổi tại Nhật Bản, từng sở hữu khoản tiền tiết kiệm khổng lồ sau 40 năm làm việc đang trở thành lời cảnh báo sâu sắc về việc quản lý tài chính sau khi nghỉ hưu.
Đối với nhiều người, việc tích lũy một khoản tiền lớn để an hưởng tuổi già là mục tiêu phấn đấu cả đời. Tuy nhiên, câu chuyện của cụ ông Takeuchi Koichi, một cựu trưởng phòng 71 tuổi tại Tokyo, đang cho thấy rằng ngay cả với khối tài sản đáng kể, cuộc sống hưu trí vẫn có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro tài chính nếu không có kế hoạch quản lý chặt chẽ.
Sau 40 năm cống hiến cho một doanh nghiệp vừa và nhỏ, ông Takeuchi nghỉ hưu ở tuổi 65 với khoản tiền tiết kiệm ấn tượng lên tới hơn 70 triệu yên Nhật (tương đương 12,6 tỷ đồng). Quyết định tự thưởng cho mình và vợ một cuộc sống xa hoa, ông đã biến ước mơ du lịch nước ngoài thành hiện thực. Mỗi chuyến đi đều là những trải nghiệm sang trọng, nghỉ dưỡng tại khách sạn cao cấp, di chuyển bằng vé hạng thương gia. Tần suất ăn ngoài và giao lưu bạn bè cũng tăng lên đáng kể, ông Takeuchi luôn hào phóng chiêu đãi mọi người. Mặc dù tiền tiết kiệm vơi đi nhanh chóng, ông vẫn tin tưởng vào khoản lương hưu hàng tháng 250.000 yên (khoảng 45,2 triệu đồng) sẽ đủ để duy trì cuộc sống.
Tuy nhiên, cái rủi đeo đuổi cái may, những chi phí bất ngờ bắt đầu ập đến sau 6 năm tận hưởng. Mẹ già của ông Takeuchi bất ngờ lâm bệnh nặng, đòi hỏi chi phí chăm sóc y tế và điều dưỡng đắt đỏ. Dù người em gái chủ động hỗ trợ chăm sóc, gánh nặng tài chính vẫn hoàn toàn đổ dồn lên vai ông. Thậm chí, yêu cầu sửa sang nhà cũ của em gái cũng tiêu tốn thêm hàng triệu yên. Với niềm tin rằng tiền bạc vẫn còn rủng rỉnh, ông Takeuchi đã không ngần ngại chi trả, khiến khoản tiền tích lũy tiếp tục hao hụt.
Chưa dừng lại ở đó, việc sửa chữa căn nhà của chính mình và thay thế xe ô tô của ông Takeuchi đã ngốn thêm gần 10 triệu yên (hơn 1,8 tỷ đồng). Cùng lúc, người con trai lớn tuổi của ông lại đón tin vui có con và cần một khoản tiền lớn để mua nhà. Tất cả những khoản chi ngoài dự kiến này đã khiến khoản tiền hưu trí vốn dồi dào của ông Takeuchi lao dốc không phanh. Từ hơn 70 triệu yên, tài sản của ông nhanh chóng giảm xuống dưới 10 triệu yên và chỉ trong chớp mắt, chỉ còn lại vài triệu yên.
Ở tuổi 71, ông Takeuchi đối mặt với sự bất lực khi nhận ra nguồn thu nhập hàng tháng từ lương hưu hoàn toàn không đủ để trang trải các chi phí phát sinh, đặc biệt khi ông vẫn giữ hình ảnh "một người đàn ông giàu có và đáng tin cậy" trong mắt người thân và bạn bè, dẫn đến việc mọi người có xu hướng dựa dẫm vào ông.
Câu chuyện của ông Takeuchi là một bài học đắt giá. Các chuyên gia hoạch định đầu tư Nhật Bản nhấn mạnh rằng, việc tự thưởng cho bản thân sau nhiều năm làm việc chăm chỉ không phải là điều xấu, nhưng phải có giới hạn và sự kiểm soát chặt chẽ. Đặc biệt, họ cảnh báo rằng "nếu bạn tỏ ra như thể mình rất giàu có, những người xung quanh tự nhiên sẽ vô tình dựa dẫm vào bạn".
Cuộc sống hưu trí thường đi kèm với những khoản chi bất ngờ, từ chi phí y tế, hỗ trợ con cháu đến sửa chữa nhà cửa. Do đó, việc lập một kế hoạch tài chính toàn diện, bao gồm cả quỹ dự phòng cho những trường hợp khẩn cấp là điều tuyệt đối không thể thiếu. Câu huyện của ông Takeuchi Koichi là lời nhắc nhở mạnh mẽ rằng, dù đã tích lũy được bao nhiêu, việc quản lý tài chính khôn ngoan và tầm nhìn dài hạn vẫn là chìa khóa để đảm bảo một tuổi già an lành và không hối tiếc.
URL: https://vietpress.vn/cu-ong-giau-co-hoi-han-vi-dua-vo-di-du-lich-suot-6-nam-d97772.html
© vietpress.vn