hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
Sau vụ tai nạn xe Xiaomi SU7 khiến ba người thiệt mạng, Trung Quốc đã ban hành những hướng dẫn nghiêm ngặt nhằm kiểm soát chặt chẽ công nghệ lái xe tự động.
Song song với làn sóng điện khí hóa, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang dồn lực vào cuộc đua phát triển công nghệ lái xe tự động, đưa hàng loạt mẫu xe tích hợp tính năng này ra thị trường. Mục tiêu là đón đầu xu hướng tiêu dùng và gia tăng lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, việc sử dụng các thuật ngữ quảng bá "phóng đại" cùng với triển khai ồ ạt công nghệ lái xe tự động và các tính năng hỗ trợ lái đã gây nhầm lẫn cho người dùng, dẫn đến nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng, đe dọa tính mạng.
Gần đây, một vụ tai nạn thương tâm vào cuối tháng 3 tại Trung Quốc liên quan đến chiếc Xiaomi SU7, khi người dùng kích hoạt chế độ lái tự động, đã cướp đi sinh mạng của ba người. Sự cố này một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc ứng dụng và quảng bá công nghệ lái xe tự động, thúc đẩy nhu cầu quản lý chặt chẽ hơn tại Trung Quốc.
Trước những lo ngại về nguy cơ mất an toàn, Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) vừa ban hành các quy định mới nhằm kiểm soát công nghệ lái xe tự động.
Theo tài liệu được công bố tại cuộc họp ngày 16/4, MIIT cấm các chương trình thử nghiệm "người dùng tiên phong" – mô hình từng được nhiều hãng áp dụng để thu thập phản hồi từ người dùng sớm.
Thay vào đó, mọi hoạt động thử nghiệm công khai, dù với hàng nghìn người tham gia, phải được phê duyệt qua kênh chính thức. Động thái này chấm dứt cách tiếp cận lấy cảm hứng từ ngành công nghệ điện thoại thông minh, từng được các hãng như Xiaomi sử dụng khi tuyển dụng 1.000 người dùng để thử nghiệm tính năng lái xe tự động.
Hệ thống giám sát tài xế phải luôn hoạt động và không được phép tắt. Nếu phát hiện tài xế rời tay khỏi vô-lăng quá 60 giây, hệ thống sẽ kích hoạt các biện pháp giảm thiểu rủi ro như giảm tốc độ, bật đèn cảnh báo hoặc tấp vào lề.
Các tính năng vận hành không cần sự giám sát của tài xế, như đỗ xe tự động, gọi xe từ bãi đỗ hoặc điều khiển từ xa, bị cấm hoàn toàn. MIIT nhấn mạnh rằng những chức năng này không đảm bảo sự tham gia của tài xế và an toàn vận hành, do đó sẽ không được phê duyệt.
Trong hoạt động tiếp thị, các hãng ôtô không được sử dụng các cụm từ như "lái xe tự động", "lái xe tự hành" hay "lái xe thông minh" trong tài liệu tiếp thị. Thay vào đó, họ phải dùng thuật ngữ chuẩn hóa như "L(số) hỗ trợ lái xe" (ví dụ: L2 – cấp độ 2) và tuân thủ nghiêm ngặt phân loại mức độ tự động hóa.
Tần suất cập nhật phần mềm tự lái qua mạng (OTA) cũng vấp phải sự chỉ trích. MIIT khuyến cáo các nhà sản xuất giảm số lần cập nhật OTA thường xuyên và "cải thiện quản lý rủi ro phiên bản" (nghĩa là các nhà sản xuất cần có đủ thời gian để xử lý các lỗi trước khi tung ra bản cập nhật).
© vietpress.vn