hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
Sau khi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã phê duyệt và có văn bản thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh vàng tại TPBank sang Bộ Công an để xác minh, điều tra, xử lý, doanh thu liên quan lĩnh vực này “rơi tự do”, chỉ còn… 5 triệu đồng.
Ngày 30/5/2025, Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước Lại Hữu Phước đã ký ban hành thông báo kết luận thanh tra về việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank).
Nhiều vi phạm đã được chỉ ra, như kinh doanh mua bán vàng trang sức, hóa đơn, chứng từ, thuế...; nhận vàng miếng SJC của khách hàng giữ hộ nhưng không thực hiện niêm phong, không ghi số sê-ri; có dấu hiệu đưa thông tin gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác, liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã phê duyệt và có văn bản thông tin sang Bộ Công an để xác minh, điều tra, xử lý.
Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công an) đã có ý kiến trả lời văn bản của Ngân hàng Nhà nước, theo đó giao cơ quan thuế chủ trì kiểm tra, đánh giá và xử lý theo quy định của pháp luật.
Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính với TPBank liên quan đến một số vi phạm về hoạt động phòng chống rửa tiền, về chế độ thông tin báo cáo mua, bán vàng miếng và không thực hiện thủ tục niêm phong, không ghi số sê-ri vàng nhận giữ hộ của khách hàng với số tiền phạt là 380 triệu đồng.
Trong báo cáo tài chính của mình, TPBank không phân loại dòng tiền của riêng vàng mà gộp chung kim loại quý, đá quý, ngoại tệ. Tuy nhiên, có thể thấy tại TPBank có ít nhất hai hoạt động chính liên quan đến vàng là giữ hộ và kinh doanh. Cả hai hoạt động này đều bị Thanh tra Ngân hàng Nhà nước chỉ ra nhiều vi phạm.
Về hoạt động giữ hộ, tại ngày 31/12/2024, TPBank ghi nhận 702 tỷ đồng kim loại quý, đá quý giữ hộ, tăng 129 tỷ đồng, tương đương 22,5% so với 1 năm trước đó. Chưa dừng lại, bước sang quý I/2025, con số này tăng lên 740 tỷ đồng.
Về hoạt động kinh doanh, trong năm 2024 TPBank đạt 815 tỷ đồng lãi từ kinh doanh ngoại tệ giao ngay và vàng, giảm nhẹ so với con số 877 tỷ đồng của năm 2023.
Thế nhưng, tới quý I/2025, sau khi kết luận thanh tra được giới đầu tư “đòi” nhiệt tình, chỉ tiêu thu từ kinh doanh ngoại tệ và vàng bỗng dưng “rơi tự do” chỉ còn đạt… vỏn vẹn 5 triệu đồng, giảm 1,208 tỷ đồng, tương đương 99,6% so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đang phải đối diện với những “rắc rối” từ vàng, TPBank lại chứng kiến những đợt giảm nhân sự liên tục.
Tại ngày 31/3/2025, tổng số người lao động tại TPBank là 7.769 người, giảm 121 người so với cuối năm 2024. Còn hồi cuối năm 2024, nhà băng này có 7.890 người, giảm 46 người so với cuối năm 2023. Còn hồi cuối năm 2023, lượng nhân sự ngân hàng này giảm 747 người so với 1 năm trước đó.
Như vậy, sau 2 năm 1 quý, quy mô nhân sự của TPBank hao hụt tới 917 người, tương đương 10,6%.
Quá trình cắt giảm nhân sự chưa dừng lại ở đây. Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 diễn ra ngày 24/4/2025 của TPBank, lãnh đạo TPBank cho biết công tác đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và trí tuệ nhân tạo (AI) đang được tập trung thực hiện.
Không chỉ giúp kiểm soát rủi ro, hệ thống AI còn cho phép ngân hàng xử lý lượng lớn khoản vay và giải ngân nhanh trong vài giờ. Lãnh đạo TPBank khẳng định, việc đổi mới quy trình, tinh gọn bộ máy sẽ giúp TPBank tiết giảm thêm 300-500 nhân sự, giảm thêm chi phí vận hành, tối ưu hóa hoạt động.
Dù quy mô nhân sự hao hụt mạnh, nhưng TPBank lại tăng thù lao cho người lao động. Trong năm 2022, thu nhập bình quân hàng tháng của nhân sự TPBank là 31,75 triệu đồng. Bước sang quý I/2025, con số này lên tới 51,7 triệu đồng. Như vậy, TPBank đã ghi tên mình vào danh sách các ngân hàng nội trả lương cao nhất nước.
© vietpress.vn