hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan khẩn trương triển khai ngay các biện pháp cần thiết nhằm đáp ứng các tiêu chí nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.
Văn phòng Chính phủ vừa ra thông báo 5981/VPCP-KTTH ngày 28/6/2025 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc về việc nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.
Theo đó, Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện 3 nhiệm vụ trọng tâm:
Thứ nhất, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục khẩn trương triển khai ngay các biện pháp cần thiết nhằm đáp ứng các tiêu chí nâng hạng thị trường chứng khoán Việt nam của các tổ chức quốc tế và tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động vốn phát triển kinh tế đất nước theo đúng quy định, đặc biệt tập trung giải quyết các khó khăn, vướng mắc để đáp ứng tiêu chí nâng hạng, báo cáo kết quả triển khai thực hiện trong tháng 7/2025.
Thứ hai, khẩn trương làm việc với các tổ chức xếp hạng FTSE Russell và các tổ chức đầu tư để xác định rõ thời gian, thành phần, nội dung làm việc… với lãnh đạo Chính phủ, trên cơ sở đó, có văn bản báo cáo, đề xuất cụ thể việc gặp và làm việc của lãnh đạo Chính phủ theo quy định.
Thứ ba, khẩn
trương tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến Thành viên Chính phủ và hoàn thiện
dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 155/2020/NĐ-CP
theo đúng quy định, báo cáo trước ngày 3/7/2025.
Đồng thời, Văn phòng Chính phủ cũng đề nghị NHNN Việt nam chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các cơ quan liên quan khẩu trương nghiên cứu các kiến nghị, đề xuất của Bộ tài chính tại văn bản nêu trên (bản chụp kèm theo).
Nhằm tiếp tục rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao xử lý ngay các khó khăn, vướng mắc, các công việc cần triển khai để nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam theo đúng quy định pháp luật, chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ tại Thông báo số 122/TB-VPCP ngày 27/3/32024, văn bản số 3247/VPCP-KTTH ngày 16/4/2025 và các văn bản có liên quan.
Tất cả để tạo điều kiện thuận lợi nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thị trường chứng khoán Việt Nam, góp phần thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài, hướng tới mục tiêu tiêu sớm nâng hạng thị trường, từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi. NHNN Việt Nam phải kịp thời báo cáo, đề xuất cấp thẩm quyền đối với những vấn đề vượt thẩm quyền, hoàn thành trước ngày 15/7/2025, không thể chậm trễ hơn nữa.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính chủ động phối hợp, làm việc trực tiếp với Thống đốc NHNN Việt Nam và Thủ trưởng các cơ quan liên quan để thống nhất xử lý nhanh chóng, kịp thời và có kết quả các vướng mắc thuộc chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan để đáp ứng được quy định tiêu chí nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ cận biên lên thị trường mới nổi; kịp thời báo cáo cấp thẩm quyền các vấn đề vướng mắc phát sinh vượt thẩm quyền.
Các nhà đầu tư chứng cả tư nhân lẫn tổ chức ở Việt Nam đã chờ đợi ngày thị trường chứng khoán Việt Nam được nâng hạng được vài năm. Kể từ đầu năm 2025, đã có rất nhiều chuyên gia trong ngành dự đoán là giấc mơ đó sẽ thành sự thật trong năm nay.
Theo đánh giá của SSI Research, nhóm cổ phiếu dự kiến được hưởng lợi từ việc nâng hạng thị trường bao gồm: VIC, VHM, VNM, HPG, VCB, SSI, MSN, VPL, VRE, VND, VIX, VCI, SHB, MCH và GEX. Đây là các mã có vốn hóa theo giá trị cổ phiếu tự do chuyển nhượng (free-float) dao động từ trên 500 triệu USD đến hơn 4,2 tỷ USD.
Trong danh sách 15 cổ phiếu tiềm năng này, có 4 mã thuộc hệ sinh thái Vingroup ("họ Vin"), bên cạnh các doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực thép, bán lẻ và tiêu dùng. Đáng chú ý, chỉ có 2 đại diện đến từ ngành ngân hàng, trong khi nhóm chứng khoán lại có tới 4 công ty được kỳ vọng sẽ hưởng lợi từ quá trình nâng hạng.
Theo ước tính của SSI Research đối với hơn 80 cổ phiếu trong phạm vi nghiên cứu, lợi nhuận doanh nghiệp dự kiến sẽ tăng 13,4% so với cùng kỳ trong kịch bản Mỹ áp thuế 20%.
Hoạt động đầu tư công và sự phục hồi của thị trường bất động sản được kỳ vọng sẽ là lực đẩy quan trọng cho tăng trưởng của các ngành mang tính chu kỳ như xây dựng & vật liệu, bất động sản dân cư, công nghệ thông tin và tài chính.
Trong khi đó, nhóm cổ phiếu tiêu dùng được đánh giá có thể được hưởng lợi từ quá trình phục hồi dần của tiêu dùng nội địa và gia tăng thị phần biên lợi nhuận, mặc dù tâm lý tiêu dùng có thể bị ảnh hưởng gián tiếp bởi các yếu tố thuế quan vào cuối năm.
Còn theo báo cáo từ Công ty Cổ phần Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam), các nhóm ngành có tiềm năng hưởng lợi nhiều nhất bao gồm ngân hàng, bất động sản, chứng khoán và thực phẩm - đồ uống.
Trong nhóm ngân hàng, VCB (Vietcombank), BID (BIDV) và CTG (VietinBank) là những cổ phiếu có quy mô vốn hóa lớn và mức thanh khoản cao, có khả năng thu hút dòng vốn ngoại mạnh mẽ khi Việt Nam được nâng hạng. Trong khi đó, VHM (Vinhomes) và VIC (Vingroup) cũng sẽ là những cổ phiếu được các quỹ đầu tư nước ngoài đặc biệt quan tâm.
Nhóm chứng khoán cũng sẽ hưởng lợi trực tiếp từ sự gia tăng thanh khoản và tâm lý tích cực của nhà đầu tư. SSI, VCI, VND là những công ty chứng khoán lớn với tỷ lệ sở hữu nước ngoài cao, sẵn sàng hấp thụ dòng vốn ngoại mới. Ngoài ra, thanh khoản gia tăng cũng giúp các công ty môi giới chứng khoán cải thiện biên lợi nhuận từ hoạt động giao dịch và cho vay ký quỹ.
Ngoài ra, nhóm thực phẩm - đồ uống cũng sẽ được hưởng lợi nhờ dòng vốn đầu tư dài hạn từ các quỹ ngoại. VNM (Vinamilk) và MSN (Masan Group) là hai doanh nghiệp có nền tảng tài chính vững chắc, sẽ nằm trong danh mục ưu tiên của các quỹ ETF khi Việt Nam được nâng hạng.
© vietpress.vn