hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang tổ chức lấy ý kiến rộng rãi về 2 dự thảo quy định kiểm soát khí thải với ô tô và xe máy. Đây là lần đầu tiên Việt Nam thiết lập hệ thống kiểm định khí thải trên quy mô lớn, với mục tiêu giảm phát thải, ô nhiễm không khí do khói bụi phương tiện giao thông.
Theo dự thảo, với ô tô, hệ thống phân loại mới sẽ chia thành 5 mức khí thải, từ mức 1 (thấp nhất) đến mức 5 (cao nhất). Hà Nội và TP HCM sẽ tiên phong siết chuẩn khí thải, bắt đầu từ năm 2027. Theo đó, các xe ô tô đăng ký mới tại hai thành phố này sẽ bắt buộc phải đạt mức 5, sớm hơn một năm so với các địa phương khác trên cả nước.
Các xe sản xuất từ năm 2022 sẽ phải đạt tối thiểu mức 4 từ năm 2026. Riêng những xe sản xuất trước năm 1999, chỉ cần đạt mức khí thải tối thiểu là mức 1.
Trong khi đó, xe máy, loại phương tiện chiếm số lượng áp đảo với hơn 75 triệu chiếc đang lưu hành, cũng sẽ bắt đầu chịu sự kiểm soát khí thải theo một lộ trình kéo dài từ năm 2027 đến 2030. Giai đoạn đầu tiên sẽ áp dụng tại Hà Nội và TP HCM từ ngày 1/1/2027. Sang năm 2028, quy định mở rộng sang các đô thị lớn khác như Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và Huế. Đến năm 2030, quy định này sẽ chính thức được áp dụng trên toàn quốc.
Lâu nay, các phương tiện xe máy, đặc biệt là xe đã qua sử dụng lâu năm, chưa từng bị bắt buộc kiểm định khí thải, trong khi lượng phát thải từ động cơ xăng cũ là cực kỳ lớn. Sự vắng bóng các ràng buộc kiểm soát khiến tình trạng ô nhiễm không khí tại đô thị ngày càng nghiêm trọng, nhiều thời điểm vượt ngưỡng nguy hại.
Việt Nam hiện đang sử dụng hệ thống tiêu chuẩn khí thải EURO – bộ tiêu chuẩn do Liên minh châu Âu phát triển từ năm 1992. Mỗi cấp EURO là một lần siết chặt giới hạn các khí độc hại như NOx, CO, HC và bụi mịn PM. Ví dụ, EURO 6 – tiêu chuẩn cao nhất – giới hạn NOx của xe diesel chỉ còn 0,08g/km, thấp hơn gấp nhiều lần so với các thế hệ trước.
Tiêu chuẩn | Năm áp dụng | CO (xăng) (g/km) | HC (xăng) (g/km) | NOx (xăng) (g/km) | HC + NOx (diesel) (g/km) | NOx (diesel) (g/km) | PM (diesel) (g/km) | Riêng xe tải nặng (g/kWh) | Ghi chú |
EURO 1 | 1992 | 2.72 | 0.97 | – | 0.97 | – | – | – | Áp dụng sơ khởi, giới hạn đơn giản |
EURO 2 | 1996 | 2.20 | 0.50 | – | 0.70 | – | – | – | Giảm nhẹ mức phát thải tổng thể |
EURO 3 | 2000 | 2.30 | 0.20 | 0.15 | 0.56 | 0.50 | 0.05 | 5.0 NOx | Lần đầu tách riêng chỉ số NOx |
EURO 4 | 2005 | 1.00 | 0.10 | 0.08 | 0.30 | 0.25 | 0.025 | 3.5 NOx | Bắt đầu kiểm soát bụi mịn (PM) |
EURO 5 | 2009 | 1.00 | 0.10 | 0.06 | 0.23 | 0.18 | 0.005 | 2.0 NOx | Siết chặt NOx, kiểm soát PM hiệu quả hơn |
EURO 6 | 2014 | 1.00 | 0.10 | 0.06 | 0.17 | 0.08 | 0.005 | 0.4 NOx | Thêm yêu cầu thử nghiệm RDE |
EURO 6d | 2021 | 1.00 | 0.10 | 0.06 | 0.17 | 0.08 | 0.005 | 0.4 NOx | RDE bắt buộc, tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất |
Hiện tại, ô tô sản xuất mới ở Việt Nam đã phải đạt tối thiểu EURO 4 từ năm 2017. Xe chạy dầu diesel buộc áp dụng EURO 5 từ năm 2022.
Với xe máy, tiêu chuẩn EURO 3 được áp dụng cho xe mới sản xuất từ năm 2017. Tuy nhiên, các xe máy cũ đang lưu hành vẫn nằm ngoài quy trình kiểm định, dẫn đến chênh lệch lớn giữa chuẩn pháp lý và thực tế sử dụng.
Tiêu chuẩn | Năm áp dụng | Phạm vi áp dụng | Đặc điểm chính |
EURO 1 | 1999 | Xe máy và xe gắn máy | Mốc áp dụng đầu tiên, quy định mức giới hạn cơ bản cho CO và HC |
EURO 2 | 2003 | Xe dưới và trên 50cc | Siết mạnh lượng phát thải CO và HC; nâng cao yêu cầu so với EURO 1 |
EURO 3 | 2006 | Tất cả xe máy, mọi phân khối | Lần đầu tiên kiểm soát khí NOx; tiêu chuẩn phổ biến tại nhiều nước châu Á |
EURO 4 | 2016 | Xe mô tô mới đăng ký | Giảm sâu CO, HC, NOx; bổ sung yêu cầu kiểm tra bay hơi nhiên liệu (EVAP) |
EURO 5 | 2020–2021 | Áp dụng rộng rãi trên toàn bộ phương tiện | Chuẩn khí thải khắt khe nhất, gần tương đương với tiêu chuẩn EURO 6 của ô tô |
Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, việc xây dựng lộ trình kiểm soát khí thải với ô tô và xe máy nhằm mục tiêu giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí do khí thải gây ra, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng và cải thiện chất lượng môi trường sống.
Đồng thời, lộ trình này tạo cơ sở pháp lý để từng bước loại bỏ phương tiện không đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn khí thải, thúc đẩy việc chuyển đổi sang phương tiện sạch, thân thiện với môi trường. Việc áp dụng lộ trình cũng nhằm thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời hỗ trợ phát triển giao thông đô thị bền vững, hiện đại theo định hướng chiến lược quốc gia. Đây cũng là bước đi cần thiết nhằm tiến tới xây dựng hệ thống giao thông bền vững và phát triển đô thị xanh trong tương lai.
© vietpress.vn