Rác thải nhựa - Hiểm hoạ lớn trên Trái đất

Thứ hai, 25/04/2022, 09:51 AM

Theo đánh giá của các Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (World Wide Fund For Nature-WWF), ô nhiễm môi trường biển cụ thể rác thải nhựa là vấn đề quan trọng và cấp bách nhất hiện nay trên phạm vi toàn cầu.

h1

Rác thải nhựa bị đánh vào đất liền

Việt Nam là một trong những nước có lượng chất thải nhựa thải vào đại dương nhiều nhất Châu Á và thứ 4 trên Thế Giới với hơn 10 triệu tấn chất thải ô nhiễm đổ ra biển mỗi năm và tái chế lại rất ít.

Hơn thế nữa, túi nhựa chúng ta sử dụng hàng ngày sẽ vứt bỏ ra môi trường tốn khoảng từ 10 đến 1000 năm để phân hủy hoàn toàn, trong khi đó các loại chai nhựa lại cần đến 450 năm hoặc lâu hơn. Nhựa đang gây ra cái chết của hơn triệu con chim biển và động vật mỗi năm. Ngoài ra, chiếm 73% lượng rác ở bãi biển trên toàn thế giới là nhựa.

Để giảm thiểu lượng rác nhựa thải ra đại dương, không chỉ chúng ta những người trẻ mà còn là toàn xã hội đang là những người sống cùng rác nhựa, trực tiếp chịu ảnh hưởng từ nhựa và chúng ta cũng có thể là thủ phạm làm nghiêm trọng hơn vấn đề ô nhiễm nhựa. Nhưng cũng chính chúng ta có thể là người đưa ra giải pháp cho vấn đề này.

1. Thay đổi nhận thức của bản thân

h2

Bình nước, ống hút và túi vải thay thế cho chất liệu nhựa dùng một lần

Bạn luôn trăn trở rằng liệu người trẻ có thể làm gì. Đơn giản nhất là thay đổi trong lối sống thu gom và tái sử dụng các túi ni lông bằng cách giặt và phơi nắng sau khi đi chợ về và ta có thể sử dụng túi vải để sự dụng vì rất tiện lợi. Nói “Không” với ống hút nhựa thay thế ống hút gạo và tre thép không gỉ trong sinh hoạt và sử dụng bình đựng nước hơn là các chai nước sử dụng một lần theo đuổi lối sống xanh.

2. Tham gia các tổ chức và các hoạt động bảo vệ môi trường tại nơi bạn sống

h3

Sự chung tay tham gia của các cá nhân

Nâng cao nhận biết và thay đổi là vấn chung của toàn xã hội, tổ chức nhiều hoạt động nói rõ đến tác hại của rác thải nhựa hoặc tổ chức thu gom dọc ven biển nhưng vì là rác thải trôi nổi tích tụ nhiều chất bẩn và độc hại bạn cần chú ý nghe sự hướng dẫn của các anh chị ban tổ chức.

3. Sự vào cuộc của nhà nước và các cấp địa phương

h4

Hội thảo tổng kết Dự án “Sáng kiến thành lập Liên minh siêu thị nhằm giảm thiểu việc tiêu thụ túi ni lông dùng một lần tại Việt Nam”

Ông Nguyễn Trung Thắng, Phó viện trưởng Viện Chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp lý nhằm quản lý chất thải nhựa và tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa. Cụ thể, nước ta đặt mục tiêu phấn đấu mục tiêu 2025 sử dụng 100% túi ni-lông, bao bì thân thiện với môi trường tại các trung tâm thương mại, siêu thị phục vụ cho mục đích sinh hoạt thay thế cho túi ni-lông khó phân hủy giảm dần mức sản xuất và sử dụng túi nylon khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần trong sinh hoạt hoặc tạo các liệu nhựa có vòng đời dài nhằm ứng phó với biến đổi môi trường.

Nhựa là chất liệu phổ biến và có nhiều tính chất đặc biệt hơn các vật liệu khác nhưng nó để lại những hậu quả khôn lường đến môi trường và sức khoẻ con người trên Trái đất. Tham hoạt động bảo vệ môi trường là thể hiện trách nhiệm của mỗi công dân trong xã hội hiện nay.

Thanh Thảo

Theo baophapluat.vn

largeer