hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
Họp lớp là một hoạt động ý nghĩa với tình cảm tri ân của học trò cũ và thầy cô, nơi bạn bè đồng môn gặp gỡ. Thế nhưng bây giờ họp lớp trở nên biến tướng với những góc khuất mà nhiều người chỉ biết cười trừ.
Những người chỉ đi họp lớp một lần
C.P năm nay 38 tuổi, dịp 20/11 vừa qua lớp cấp 3 của cô tổ chức họp lớp kỷ niệm 20 năm ra trường. Từ lâu cô gái này cũng ít liên lạc bạn bè vì cô ngại bản thân chưa yên bề gia thất. Cứ nghĩ đến những lời hỏi thăm của các bạn vì sao không lấy chồng, C.P lại cảm thấy họp lớp chẳng có gì vui. Thế nhưng năm nay, hoạt động họp lớp kỷ niệm 20 năm được lớp trưởng cũ làm truyền thông đến tận tay từng người nên cô không thể trốn.
Không khí họp lớp với màn mở đầu gặp gỡ tri ân thầy cô khiến C.P khá xúc động với rất nhiều kỷ niệm xưa cũ. Đến tối muộn, thầy cô giáo chào từ biệt và cũng có nhiều người bạn ra về, những người ở lại bắt đầu tách ra từng nhóm nhỏ trò chuyện. C.P cũng định cáo lui thì lớp trưởng kéo tay lại: “Lâu lắm P mới gặp mọi người thì nên ngồi lại chút”. Nể nang bạn cũ, C.P ngồi lại với nhóm bạn lúc này có khoảng gần 10 người. Ngồi gần bạn lớp trưởng C.P ngửi thấy mùi thuốc lá, mùi rượu, cô bắt đầu thấy khó chịu nhưng bị kẹt giữa nhóm nên không có lối thoát ra. Lúc này, ánh đèn nhà hàng không còn sáng mà bắt đầu mờ ảo với âm thanh ầm ĩ của những bản nhạc sàn. Lớp trưởng ngồi bên cạnh trò chuyện nhưng C.P không thể nghe rõ câu nói nên đành ghé sát tai.
“Sau ghé sát tai thì ghé sát tay, rồi ghé sát đùi…” - C.P rùng mình nhớ lại - “đi một lần sau tởn tới già”.
Không thể phủ nhận việc họp lớp vui và ý nghĩa, cảm giác gặp lại những người bạn cũ, nhớ về kỷ niệm thời trẻ khiến cảm xúc bản thân trẻ hơn. Nếu việc họp lớp chỉ dừng lại như vậy thì thật tuyệt vời nhưng cũng có những người bạn đi họp lớp để khoe mẽ, bóc phốt nhau hoặc nói những lời khó nghe. C.P cũng chia sẻ thêm chuyện một vài người bạn học giỏi nhưng không thành đạt có phút chạnh lòng khi nói về tiền tài, địa vị trong cuộc sống.
Nhưng góc khuất màu đen của họp lớp mà nhiều bà vợ không muốn cho chồng mình tham gia chính là việc gặp lại người yêu cũ. Những cảm xúc rung động đầu đời khi gặp lại nhau khó tránh khỏi tình cảm rung động, xao xuyến. Sau những cuộc vui họp lớp, hết tăng 1, tăng 2 rồi mọi người đi tăng 3 đến quá nửa đêm mới về nhà. Mỗi năm họp lớp lại xuất hiện thêm các cặp đôi “tình họp lớp”, còn gay cấn, ly kỳ hơn “tình công sở”. Tình họp lớp là cảm xúc cũ được hâm nóng làm mới, nếu không bản lĩnh nhiều người rất dễ sa ngã, làm tan gia đình của cả hai bên.
Họp lớp có lẽ chỉ nên dừng lại ở tăng 1 là vừa đủ khi gặp gỡ thầy cô, bạn bè cùng nhau ôn cố tri tân. Tăng 2 của họp lớp thường bắt đầu ở một quán karaoke hoặc bar sàn lắc lư, rất dễ dàng là khởi đầu cho tăng 3 nhiều lầm lỗi. Câu chuyện gia đình tan vỡ của chị B.L (35 tuổi, Hà Nội) cũng một phần bắt nguồn từ họp lớp.
Vốn là một cô gái xinh xắn có tiếng hồi cấp 3, chị L được nhiều bạn trai để ý. Sau này chị kết hôn với một người anh khóa trên học cùng trường. Biết bản tính của chồng hay ghen chị hạn chế nhiều mối quan hệ bạn bè khác giới, nhất là mối quan hệ với những bạn nam yêu quý chị từ thời học cấp 3. Nhưng cũng từ một buổi họp lớp chị gặp lại mối tình hồi cuối lớp 12, chị L đã ngã vào vòng tay của tình cũ sau men rượu say. Đi họp lớp chỉ một lần đã khiến chị mất đi một gia đình, còn phía đối phương thì cũng sớm chùi mép về với vợ.
Bản lĩnh khi đi họp lớp
Không thể phủ nhận những mặt tích cực khi đi họp lớp và với nhiều người trong cuộc cũng mong muốn nên có những cuộc họp lớp như thế này để được kết nối với bạn bè xưa cũ nhiều hơn. Đi họp lớp sẽ chẳng có gì mà ầm ĩ, tiêu cực, khi bạn bè cứ vui vẻ, chân thành và tôn trọng nhau. Cô giáo Nguyễn Thanh Bình, cựu giáo viên tại Nghệ An cho biết: "Mỗi lần gặp các em, tôi rất vui và xúc động khi được nhìn thấy hình ảnh các em trưởng thành hơn so với thời niên thiếu. Cũng có những bạn thành đạt, cũng có những bạn chưa thành đạt nhưng gạt bỏ hết sang một bên, khi các bạn quay trở về mái trường xưa để họp lớp có nghĩa là các bạn đã rất cần gặp thầy cô, bạn bè mới sắp xếp công việc bận rộn để đến đây.” Tâm sự của cô Bình cũng là tâm sự chung của nhiều giáo viên khi được gặp lại học trò cũ. Thế nên cho dù có một phần những góc khuất thì các thầy cô giáo cũng mong muốn phong trào họp lớp nên được phát huy.
Về phía chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Thanh Phương (Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam) cho rằng đi họp lớp cần có bản lĩnh. Không thấy tình cũ mà có những hành động cử chỉ quá thân mật, không thấy bạn giàu hơn mà ghen ghét, không thấy bạn nghèo mà chê bai… Bản lĩnh khi đi họp lớp ở đây là người sống đàng hoàng, đóng góp quỹ lớp đầy đủ, nếu giàu có thể góp thêm nhưng không khoe mẽ. Sau những buổi họp lớp nên có sự kết nối chia sẻ với những người bạn kém may mắn về tinh thần, vật chất. Biết đâu họp lớp lại kết nối cho nhiều bạn bè đang độc thân vui tính thành những cặp đôi, thì đó là quả ngọt của những mối tình họp lớp. Với mỗi người ai cũng sẽ có những kỷ niệm thời đi học, và khi trưởng thành hoặc thậm chí trở thành ông, bà thì việc họp lớp gặp lại bạn cũ để hàn huyên thời cởi truồng tắm mưa, hàn huyên về mối tình thời gà bông, đó là điều trân trọng, đáng quý.
URL: https://vietpress.vn/nhung-sa-nga-khien-tan-cua-nat-nha-tu-cuoc-vui-hop-lop-d90921.html
© vietpress.vn