hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
Khi chất lượng chuyên môn của người lồng tiếng trong phim chuyên nghiệp “bị” nhường chỗ cho những người nổi tiếng “ngoại đạo” tham gia, công chúng ủng hộ thế nào và chất lượng các bộ phim sẽ ra sao?
Hiện nay, có nhiều nhà làm phim Việt đang có xu hướng mời người nổi tiếng "ngoại đạo" tham gia lồng tiếng nhằm mục đích PR, dựa vào tên tuổi người nổi tiếng để tăng thu hút người xem và “kéo fame”.
Hãy nhìn vào Doraemon Movie 44. Với những tân binh “ngoại đạo” nhưng có tên tuổi từ gia đình Salim, Hải Long, bé Xá Xị... Liệu bộ phim huyền thoại Doraemon - một biểu tượng tuổi thơ của hàng triệu người Việt có đủ thu hút và chiếm cảm tình khán giả.
Thực tế là...
Khi dàn lồng tiếng này được công bố và ra mắt, hiệu ứng truyền thông nhanh chóng biến thành làn sóng phản ứng tiêu cực bởi giọng thoại "thiếu sức sống", "gượng gạo" của những người nổi tiếng không chuyên làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nhân vật trong phim và trải nghiệm của người xem. Nhiều khán giả bày tỏ sự thất vọng, thậm chí một số người đã bỏ về giữa chừng. Phản ứng mạnh mẽ đến mức đơn vị phát hành Tagger phải lên tiếng xin lỗi và bổ sung bản chiếu phụ đề cho các suất chiếu.
Điều đó minh chứng: Truyền thông mạnh hay tên tuổi nổi tiếng không thể bù đắp cho chất lượng chuyên môn và chất lượng bộ phim cũng không thể tách rời vai trò cúa người lồng tiếng chuyên nghiệp có kỹ năng và phù hợp với từng nhân vật lồng tiếng.
Từ đây cũng đặt ra câu hỏi: “Vì sao một bộ phim điện ảnh, đặc biệt là hoạt hình - thể loại mà khán giả Việt Nam vốn ưu tiên bản lồng tiếng hơn lại chọn “đánh cược” với người “ngoại đạo” không chuyên môn. Nếu nói rằng đây là một “thử nghiệm” cái mới để mang đến cho người xem một trải nghiệm khác, mới mẻ hơn thì cũng chưa hẳn vì người quyết định thành công cho phim vẫn là công chúng và người xem - những người thẩm định và cảm nhận.
Truyền thông, marketing là công cụ không thể thiếu nhưng việc "marketing bằng người nổi tiếng “không chuyên", lại không được đào tạo, chăm chút chất lượng thì chưa hẳn sẽ thành công, bởi còn phải dựa vào khả năng và năng khiếu của chính người nổi tiếng. Nếu không, đây sẽ là một lối tắt đầy rủi ro. Bởi, khách xem ngày nay không chấp nhận đánh đổi giá trị nghệ thuật để lấy sự chú ý thoáng qua?
Nhìn sang mặt sáng hơn, vẫn có những trường hợp người nổi tiếng "lấn sân" lồng tiếng và được khán giả đón nhận, cho thấy tiềm năng khi có sự đầu tư nghiêm túc và phù hợp. Trấn Thành là một ví dụ điển hình. Thành công vang dội của anh khi "thổi hồn vào nhân vật" Marty trong Madagascar 3 hay Gru trong Despicable Me 2 đã nhận được lời khen ngợi từ giới chuyên môn và khán giả. Tương tự với Đội săn quỷ, với sự góp mặt của Thái Hòa, Misthy, Neko Lê đã tạo hiệu ứng truyền thông và vẫn duy trì được sức nặng cảm xúc, đặc biệt là Thái Hòa với khả năng lồng tiếng ấn tượng.
Tuy nhiên, cũng trong bộ phim này, vai lồng tiếng của Kỳ Duyên (nữ pháp sư Sharon) lại vấp phải không ít tranh cãi. Dù có sức hút truyền thông, giọng của cô bị nhiều khán giả nhận xét là chưa đủ chiều sâu cảm xúc hay sự mạnh mẽ cần có, thậm chí bị cho là "lạc quẻ" so với các diễn viên chuyên nghiệp. Điều này cho thấy, ngay cả trong cùng một tác phẩm, sự chênh lệch về chất lượng lồng tiếng từ người nổi tiếng vẫn có thể ảnh hưởng đáng kể đến trải nghiệm của người xem.
Điều đó để thấy rằng, sử dụng nhân vật nổi tiếng trong vai trò lồng tiếng có thể mang đến sự chú ý và doanh thu, nhưng chất lượng chuyên môn vẫn là yếu tố cốt lõi giữ chân khán giả và chất lượng của bộ phim. Chỉ cần thiếu chuyên môn, lồng tiếng không phù hợp, phim có nguy cơ đánh mất chính thứ đã làm nên giá trị của nó - cảm xúc nhân vật, tinh thần câu chuyện và quan trọng hơn cả là lòng tin của khán giả.
© vietpress.vn