hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
Yêu thích câu cá biển và ăn hải sản suốt 30 năm, ông Lý, 64 tuổi, ở Đài Trung (Đài Loan, Trung Quốc) bàng hoàng khi bác sĩ thông báo mắc bệnh thận mãn tính do nhiễm arsen – kim loại nặng độc hại tích tụ từ hải sản.
Theo Bệnh viện Đài Trung Vinh Dân (Đài Loan, Trung Quốc) chia sẻ, ông Lý thường xuyên đi câu cá và tiêu thụ hải sản tự đánh bắt. Trong lần khám sức khỏe định kỳ gần đây, bác sĩ phát hiện chức năng thận của ông chỉ còn 50%, tương ứng giai đoạn trung bình của bệnh thận mãn tính.
Kết quả xét nghiệm nước tiểu cho thấy nồng độ arsen lên tới 586,9 microgram/lít, vượt xa ngưỡng an toàn. Điều bất ngờ là ông Lý không có triệu chứng ngộ độc rõ ràng như buồn nôn, vàng da hay mệt mỏi.
“Arsen có thể âm thầm gây tổn thương thận mà không có dấu hiệu cảnh báo sớm. Đến khi triệu chứng xuất hiện, bệnh thường đã nghiêm trọng”, bác sĩ Du Dong-Min, Trưởng khoa Thận, cho biết.
May mắn, nhờ phát hiện sớm, ông Lý được điều trị bằng thuốc giải độc và chức năng thận cải thiện đáng kể sau 2 tháng, gần trở lại bình thường.
Trường hợp của ông Lý là lời cảnh báo về nguy cơ từ arsen – chất tồn tại tự nhiên nhưng có thể tích tụ trong cơ thể qua thực phẩm, đặc biệt hải sản, gây hại cho gan, thận, thần kinh, thậm chí dẫn đến ung thư.
Các chuyên gia khuyến cáo người dân nên kiểm tra sức khỏe định kỳ và xét nghiệm kim loại nặng nếu thường xuyên ăn hải sản hoặc sống ở khu vực có nguy cơ nhiễm độc.
Lưu ý khi ăn hải sảnTránh hải sản lạ
Không nên thử các loại hải sản chưa rõ nguồn gốc, đặc biệt khi du lịch ở vùng mới. Chỉ ăn những loại được người dân địa phương sử dụng thường xuyên.
Không ăn hải sản để lâu: Hải sản dễ bị vi khuẩn xâm nhập, làm hỏng protein và sinh độc tố như histamine, gây ngộ độc với triệu chứng đỏ da, đau đầu, khó thở.
Nấu chín kỹ: Hải sản cần được nấu ở nhiệt độ trên 80°C trong 4-5 phút để tiêu diệt vi khuẩn như Vibrio parahaemolyticus.
Chọn hải sản tươi: Tôm, cua, sò, hến chết dễ sản sinh độc tố. Nên chọn hải sản còn sống khi chế biến.
Cẩn trọng với trẻ em: Trẻ có hệ miễn dịch yếu, dễ ngộ độc. Chỉ cho trẻ ăn hải sản quen thuộc với liều lượng nhỏ ban đầu.
Xử lý ngộ độc kịp thời: Nếu xuất hiện triệu chứng như đau bụng, nôn, tiêu chảy, tê lưỡi, co giật sau khi ăn hải sản, cần đưa đến cơ sở y tế ngay.
© vietpress.vn