hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
Có nên bật điều hòa trong phòng kín khi ngủ? Một bài viết trên mạng xã hội đang gây tranh cãi khi cảnh báo về tình trạng thiếu oxy, mệt mỏi do khí CO₂ tích tụ. Chuyên gia ngành nhiệt lạnh đã lên tiếng khuyến cáo người dân cần cẩn trọng với cách dùng điều hòa thiếu lưu thông khí.
Mới đây, tài khoản Đinh Hùng Vương đã chia sẻ một bài viết gây chú ý trong một hội nhóm mạng xã hội có tới 3,3 triệu người theo dõi. Anh cảnh báo: “Điều hòa không giết ai - nhưng thiếu hiểu biết thì có đấy!”
Theo anh Vương, thói quen bật điều hòa cả đêm và đóng kín cửa khiến anh thường xuyên tỉnh dậy trong trạng thái mệt mỏi, đau đầu, tim đập nhanh. Ban đầu, anh cho rằng nguyên nhân là do chênh lệch nhiệt độ hoặc cơ thể bị nhiễm lạnh. Tuy nhiên, sau khi loại trừ các yếu tố này, anh quyết định thử đo nồng độ CO₂ trong phòng bằng thiết bị chuyên dụng. Kết quả khiến anh giật mình: chỉ số CO₂ lên tới 2000 ppm - trong khi mức an toàn chỉ dưới 700 ppm.
“Tôi từng nghĩ đó là chuyện bình thường. Nhưng sau khi đo mới thấy, ngủ trong phòng kín không thông gió suốt nhiều năm khiến cơ thể thiếu oxy, mệt mỏi kéo dài mà không rõ nguyên nhân. Chưa kể nguy cơ loãng xương, giảm trí nhớ, trẻ nhỏ chậm phát triển...”, Vương cảnh báo.
Anh Vương cũng khuyến nghị nên mở hé cửa, lắp quạt đối lưu, hoặc ít nhất cũng nên tạo luồng khí lưu thông nhẹ để tránh tích tụ khí CO₂ trong phòng điều hòa.
Bài viết của anh Vương nhanh chóng thu hút hơn 3.000 lượt thích, gần 500 lượt chia sẻ và hàng trăm bình luận trái chiều. Nhiều người đồng tình với quan điểm của Vương.
Tài khoản Đào Hà cho rằng: “Cũng đúng đó. Phòng không nên kín quá! Bật điều hòa mình luôn không bao giờ đóng kín hẳn, cửa sổ có 1 khe nhỏ mình mới yên tâm ngủ được”.
Tài khoản Cam Duong bổ sung: “Bài viết chuẩn quá còn gì, giả sử tất cả các cửa đều kín hết thì còn duy nhất 1 lỗ thông ra được bên ngoài là lỗ thoát nước giàn lạnh, phòng kín như vậy nằm cả đêm chả ảnh hưởng sức khoẻ”.
Tuy nhiên, không ít ý kiến phản bác vì cho rằng quan điểm trên thiếu cơ sở khoa học.
Tài khoản Hằng Nguyễn viết: “Tôi không biết do gì. Nhưng chắc chắn không phải vì lý do thiếu oxi. Trừ khi nơi các ông ở cực nhỏ và nhiều người, cửa thì bịt kín không có cả 1 khe hở như kiểu trát xi măng ấy. Nếu không thì sẽ không có chuyện vì đi ngủ bật điều hòa đóng kín cửa nên thiếu oxy dẫn đến mệt mỏi, rụng tóc, mất ngủ kéo dài... đâu”.
Tài khoản Trầm Đức cũng lập luận: “Sao mà thiếu oxy được nếu bị nhốt trong 1 căn phòng đóng kín mà lúc bạn ngủ, 1 phòng 15m2 có đủ lượng oxy để cung cấp cho bạn tận 3-4 ngày, trong khi ngủ điều hòa chỉ có 12 tiếng là cùng”.
Tài khoản Ánh Phan đưa ra góc nhìn trung lập và giải thích rõ hơn: “Điều hòa không tiêu thụ oxy, nhưng nếu phòng kín hoàn toàn, không thông gió thì CO₂ do người thở ra sẽ tích tụ. Hàm lượng CO₂ cao có thể gây nhức đầu, mệt mỏi, khó ngủ. Giải pháp là mở cửa phòng ít nhất 1 - 2 lần/ngày, sử dụng quạt thông gió, trồng cây xanh như trầu bà, lưỡi hổ để cải thiện không khí”.
Trao đổi với PV, Ông Nguyễn Việt Dũng - Phó Chủ tịch Hội Khoa học và Công nghệ Nhiệt lạnh cho biết: “Kể cả không dùng điều hòa, khi ở trong phòng kín, chúng ta đã cảm thấy bí bách. Điều đó cho thấy không khí trong phòng luôn cần được lưu thông. Khi sử dụng điều hòa, không nên đóng kín hoàn toàn cửa, mà cần đảm bảo luồng khí đối lưu hợp lý”.
Để vừa tiết kiệm điện, vừa đảm bảo sức khỏe, người dân nên kết hợp thêm các biện pháp lấy gió tươi như dùng quạt điện có lưu lượng phù hợp để lưu thông không khí, không bịt kín hoàn toàn các khe cửa để không khí được đối lưu. Theo tiêu chuẩn Việt Nam, mỗi người cần khoảng 27m³ khí tươi mỗi giờ. Nếu thiếu oxy, người dùng dễ cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ. Mỗi lần mở cửa phòng, trung bình sẽ có khoảng 3m³ khí tươi lọt vào.
Ông Dũng khuyến cáo: “Nên sử dụng điều hòa kết hợp với quạt điện. Nếu độ ẩm trong phòng quá thấp, có thể phối hợp thêm máy phun sương. Nhờ đó, dù thời tiết bên ngoài nắng nóng, nhiệt độ trong nhà vẫn dễ chịu, đồng thời tiết kiệm điện vì điều hòa không phải hoạt động liên tục ở công suất cao”.
Ông Dũng cũng khuyến nghị, nếu không có hệ thống cấp gió tươi, người dân có thể hé cửa sổ hoặc cửa ra vào để lấy gió ngoài, hoặc lắp thêm quạt gắn tường với lưu lượng phù hợp. Ngoài ra, nên bật điều hòa khoảng 3 - 4 tiếng rồi để máy nghỉ, đồng thời thông gió cho phòng trước khi bật lại.
Để đảm bảo sức khỏe, chuyên gia khuyên duy trì nhiệt độ phòng ở khoảng 25–26 độ C. Khi vừa bước từ ngoài trời nóng vào phòng có điều hòa, nên dùng quạt để cơ thể thích nghi dần, sau đó mới bật điều hòa. Trước và sau khi sử dụng điều hòa, nên mở cửa để lưu thông không khí, tránh tình trạng bí bách kéo dài.
URL: https://vietpress.vn/ngu-dieu-hoa-trong-phong-kin-co-nguy-hiem-d96030.html
© vietpress.vn