hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
Hà Nội lên kế hoạch cấm xe máy sử dụng xăng dầu trong khu vực Vành đai 1 từ tháng 7/2026, mở rộng ra Vành đai 2 và Vành đai 3 trong những năm tiếp theo.
Ngày 15/7, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Quyết liệt bảo vệ môi trường, bảo vệ người dân Thủ đô” nhằm nhận diện thực trạng, phân tích nguyên nhân và tìm ra các giải pháp cấp bách để giải quyết vấn đề ô nhiễm, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân tại Thủ đô Hà Nội, nơi các chỉ số ô nhiễm liên tục đặt trong trạng thái “cảnh báo”.
Tại buổi tọa đàm, ông Dương Đức Tuấn, Phó Chủ tịch UBND Hà Nội, nhấn mạnh: “Tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội đang rất cấp bách, đe dọa trực tiếp đến chất lượng sống và sức khỏe người dân”.
Theo Chỉ thị 20 của Thủ tướng, Hà Nội được yêu cầu xây dựng lộ trình cấm xe mô tô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong khu vực Vành đai 1 từ ngày 1/7/2026. Đến ngày 1/1/2028, phạm vi sẽ được mở rộng ra Vành đai 2, đồng thời hạn chế xe ôtô cá nhân dùng xăng, dầu. Từ năm 2030, biện pháp này sẽ tiếp tục áp dụng trong phạm vi Vành đai 3.
Phó Chủ tịch Hà Nội cho biết, thành phố có khoảng 8,5 triệu dân với trên 8 triệu phương tiện, gồm hơn 1 triệu ôtô và 6,9 triệu xe máy. Riêng khu vực Vành đai 1 có tới 450.000 xe máy lưu thông hàng ngày. Ông dẫn chứng, theo nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng các chuyên gia, phương tiện cá nhân dùng xăng, dầu – đặc biệt là xe máy – là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng, chiếm tới 60%. Hơn 70% số xe máy đang lưu hành là phương tiện cũ, trong khi các quy chuẩn kiểm soát khí thải hiện hành vẫn còn nhiều hạn chế.
Trước thách thức đó, Hà Nội đang triển khai các chính sách hỗ trợ người dân chuyển đổi phương tiện. Theo ông Tuấn, thành phố đã ban hành cơ chế hỗ trợ người dân trong khu vực Vành đai 1 chuyển từ xe máy xăng sang xe máy điện, đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp cung ứng phương tiện triển khai chương trình ưu đãi, hỗ trợ vào giá thành sản phẩm.
Luật Thủ đô mới cũng cho phép miễn gần như toàn bộ lệ phí trước bạ, phí đăng ký cho xe máy và ôtô điện. Bên cạnh đó, Hà Nội sẽ áp dụng chính sách giảm phí trông giữ và cấp biển số với các phương tiện xanh.
Về hạ tầng, thành phố đang thúc đẩy phát triển hệ thống giao thông công cộng đa phương thức – kết nối các khu vực trọng điểm – và đầu tư xây dựng trạm sạc, dịch vụ hỗ trợ cho xe điện. Hà Nội cũng đã học tập mô hình quốc tế trong xây dựng trạm đổi pin dùng chung, tránh tình trạng độc quyền một hãng.
“Trong khu vực Vành đai 1, chúng tôi sẽ chuẩn hóa quy hoạch và triển khai hệ thống trạm sạc xe điện như một phần của đầu tư công, đảm bảo hạ tầng kỹ thuật hỗ trợ người dân chuyển đổi phương tiện và vận hành an toàn”, ông Tuấn nói và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo phòng cháy, chữa cháy trong sử dụng xe điện.
Hà Nội đang triển khai nhiều kế hoạch để hướng tới phát triển bền vững theo tinh thần Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị. Trong đó, bảo vệ môi trường và giảm ùn tắc giao thông là hai trọng tâm. Ông Tuấn cho rằng việc kiểm soát phương tiện cá nhân, đặc biệt là xe máy chạy xăng, sẽ là bước đi then chốt để cải thiện chất lượng không khí và không gian sống cho người dân thủ đô.
© vietpress.vn