hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
GPBank - ngân hàng mà VPBank nhận chuyển giao bắt buộc đầu có thể lần đầu tiên đạt mức lợi nhuận 500 tỷ trong năm nay sau 20 năm liên tục thua lỗ.
Tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025 của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng (VPBank - Mã: VPB), Chủ tịch HĐQT Ngô Chí Dũng cho biết, VPBank đã nhận GPBank từ tháng 3 và hiện tại trong giai đoạn kiện toàn nhân sự, đã cử nhân sự sang GPBank. Lộ trình định hình chiến lược cho GPBank, do McKinsey tư vấn cũng đang đi vào giai đoạn hoàn tất. Toàn bộ các lĩnh vực hoạt động của GPBank cũng đã được VPBank nghiên cứu và xây dựng chương trình hành động chi tiết.
Ông Dũng cũng thông tin, trước khi được chuyển giao, GPBank lỗ khoảng 1.000 tỷ mỗi năm trở lên. Nhưng năm nay, dù chỉ còn 8 tháng nữa là hết năm, GPBank có thể sẽ đạt mức lợi nhuận 500 tỷ sau sau 20 năm liên tục thua lỗ.
"VPBank tin tưởng sẽ tái cơ cấu GPBank thành công", Chủ tịch VPBank nhấn mạnh.
Đại hội sẽ thông qua việc ký hợp đồng khung cho vay, gửi tiền với công ty con VPB SMBC FC và GPBank, với hạn mức tối đa cho từng công ty con lên tới 35% vốn điều lệ VPBank tại từng thời điểm. HĐQT được giao quyền quyết định chi tiết nội dung hợp đồng, hạn mức cụ thể trong phạm vi ĐHĐCĐ phê duyệt.
Đại hội cũng tiến hành bầu HĐQT nhiệm kỳ 2025-2030 gồm 8 thành viên (trong đó có 2 thành viên độc lập) và Ban kiểm soát gồm 5 thành viên. Trong danh sách ứng viên HĐQT, có 6 thành viên là nằm trong HĐQT cũ, 2 thành viên mới là ông Mai Xuân Hùng và ông Daniel Ashton Carroll.
Muốn rót 2.000 tỷ đồng lập công ty bảo hiểm nhân thọ
Một nội dung đáng chú ý được VPBank trình cổ đông là phương án dự kiến thành lập công ty con trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, với vốn điều lệ dự kiến là 2.000 tỷ đồng, mức cụ thể sẽ do hội đồng quản trị ngân hàng quyết định dựa trên thỏa thuận.
Lĩnh vực hoạt động của công ty con sẽ bao gồm các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ cơ bản, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm liên kết chung, và các nghiệp vụ bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật và được Bộ Tài chính chấp thuận.
Tỷ lệ tham gia của VPBank và các bên liên quan tối đa trong phạm vi pháp luật cho phép (100%). Tỷ lệ tham gia cụ thể của VPBank sẽ tùy thuộc vào việc thỏa thuận với các bên liên quan và/hoặc đối tác hợp tác và các quy định có liên quan trên cơ sở phù hợp các quy định pháp luật và công ty bảo hiểm mới được thành lập trở thành công ty con của ngân hàng.
Về nội dung
này, ông Bùi Hải Quân - Phó Chủ tịch HĐQT VPBank thông tin, hiện VPBank đã phát triển
vượt khuôn khổ của một ngân hàng đơn lẻ và đang tiến tới mô hình tập đoàn tài chính. Trong hệ sinh thái của VPBank đã có công ty tài chính tiêu dùng (FE
Credit), công ty chứng khoán (VPBank Securities) và công ty bảo hiểm phi nhân
thọ (OPES). Hai mảnh ghép tiếp theo VPbank đang muốn bổ sung là công ty bảo hiểm nhân thọ và công ty
quản lý quỹ.
Theo Phó Chủ tịch VPBank, việc thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ là bước đi chiến lược cần thiết, là mảnh ghép hoàn thiện mô hình tập đoàn tài chính. Với lợi thế hiện tại về công nghệ số, sự phát triển nhanh chóng của AI và các giải pháp số hóa tại VPBank cũng như kinh nghiệm vận hành OPES, ngân hàng tin rằng đây là yếu tố thuận lợi để tổ chức này vận hành hiệu quả, ứng dụng công nghệ mạnh mẽ ngay từ đầu và mang lại hiệu quả tối ưu. Công ty bảo hiểm nhân thọ này cũng sẽ vận hành độc lập về tài chính, vốn chủ sở hữu.
Ông Quân cho rằng, bảo hiểm nhân thọ và ngân hàng có sự gắn kết rất chặt chẽ về mô hình kinh doanh và sự tương tác trong hệ sinh thái khách hàng. Nếu chỉ dừng lại ở việc hợp tác phân phối bảo hiểm với các đối tác khác, VPBank sẽ luôn bị động về sản phẩm, mô hình kinh doanh, kể cả việc quản lý, chăm sóc khách hàng. Do đó, phía ngân hàng xác định rõ, phải chủ động nguồn kinh doanh, từ sản phẩm cho tới tệp khách hàng và quy trình khai thác.
Mục tiêu lãi tỷ đô
ĐHĐCĐ thường niên năm 2025 của VPBank diễn ra trong bối cảnh nhà băng này vừa thông báo kết quả kinh doanh quý 1 tích cực.
Theo BCTC hợp nhất quý 1/2025, VPBank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 5,015 tỷ đồng, tăng gần 20% so với cùng kỳ, thực hiện được 20% kế hoạch năm. Tổng tài sản hợp nhất cuối quý 1 đạt 994,037 tỷ đồng, tăng 8% so với đầu năm.
Riêng ngân hàng mẹ, lợi nhuận trước thuế đạt hơn 4,942 tỷ đồng, tổng thu nhập hoạt động tăng 15%, thu nhập lãi thuần tăng gần 23%. Hoạt động của các công ty con tiếp tục có lãi, gồm VPBankS với 351 tỷ đồng, OPES 94 tỷ đồng và FE Credit gần 79 tỷ đồng.
Năm 2025, VPBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2025 là trên 25,000 tỷ đồng, tăng khoảng 26% so với mức thực hiện năm 2024.
Trong đó, lợi nhuận của của ngân hàng mẹ là 22.219 tỷ đồng, lợi nhuận của FE Credit là 1.126 tỷ đồng (tăng 120%), của Chứng khoán VPBank (VPBankS) là 2.003 tỷ đồng (tăng 64%) và của Bảo hiểm OPES là 636 tỷ đồng (tăng 34%).
VPBank đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng của ngân hàng hợp nhất đạt 25%, tương ứng với dư nợ cấp tín dụng 887.724 tỷ đồng. Mức tăng trưởng tín dụng trên còn phụ thuộc vào hạn mức của Ngân hàng Nhà nước.
Tổng tài sản hợp nhất VPBank dự kiến tăng 23% lên 1.132.800 tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi khách hàng và giấy tờ có giá hợp nhất dự kiến tiến thêm 34%, lên 742.311 tỷ đồng.
Ngoài ra, tỷ lệ nợ xấu ngân hàng riêng lẻ theo Thông tư 11 dự kiến được kiểm soát dưới 3%. Tính đến cuối năm 2024, tỷ lệ nợ xấu của VPBank ở mức 2,47%.
Năm 2024, VPBank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 20,013 tỷ đồng, tăng 85% so với 2023, thực hiện được 86% kế hoạch năm. Lãi sau thuế hợp nhất gần 15,987 tỷ đồng; lợi nhuận thuần có thể phân phối cho cổ đông ngân hàng đạt 15,779 tỷ đồng.
Kết thúc năm 2024, vốn điều lệ của VPBank đạt hơn 79.300 tỷ đồng - là ngân hàng dẫn đầu về quy mô. Vốn chủ sở hữu hơn 147 nghìn tỷ, nằm trong Top 4 toàn ngành.
Về kế hoạch
phân phối lợi nhuận, ngân hàng dự kiến chia cổ tức bằng tiền mặt 5% cho
năm 2024, tương ứng gần 3,967 tỷ đồng. Thời gian thực hiện chi trả trong quý
2-3/2025. Sau chia cổ tức, lợi nhuận còn lại là 8,908 tỷ đồng.
Trên thị trường chứng khoán, kết phiên 28/4, thị giá VPB ở mức 16.550 đồng/cp, tăng 0,3% so với phiên trước đó. Đáng chú ý, cổ phiếu của ngân hàng này đang được VNDIRECT định giá với tiềm năng tăng hơn 46%, với giá mục tiêu 24.500 đồng/cp.
URL: https://vietpress.vn/gpbank-co-the-lai-500-ty-sau-20-nam-thua-lo-d95332.html
© vietpress.vn