hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
Giai đoạn thị trường đi ngang theo đáy chữ U đã có chuyển biến tích cực dần, đến cuối năm 2024, thị trường bất động sản đã trở nên “ấm áp” hơn với nhiều tín hiệu khả quan.
Sức cầu năm 2025 dự báo cải thiện khá hơn; sức mua tập trung chính tại thị trường “dẫn sóng” là các đô thị lớn như: Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, và một số thị trường “theo sóng” là các đô thị vệ tinh của các tỉnh, thành “dẫn sóng”.
Cụ thể tại miền Bắc, thị trường dẫn sóng dự báo tiếp tục là Hà Nội. Các khu vực “theo sóng” là Hải Phòng, Hưng Yên, Hà Nam, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thanh Hóa, tập trung nhiều sự quan tâm vào loại hình căn hộ, nhà thấp tầng dự án, nhà riêng lẻ.
Tại miền Trung, thị trường “dẫn sóng” là Đà Nẵng, với nhu cầu tập trung nhiều tại phân khúc căn hộ trung, cao cấp. Thị trường “theo sóng” là Khánh Hòa, Quảng Nam, Quảng Bình, Huế, Bình Định thu hút khách hàng đối với các loại hình căn hộ và nghỉ dưỡng.
Tại thị trường miền Tây, thị trường Long An kỳ vọng là khu vực “theo sóng” của thị trường TP. Hồ Chí Minh, đồng thời sẽ là địa bàn “dẫn sóng” cho khu vực miền Tây, với sự nổi bật của loại hình căn hộ và nhà thấp tầng đến từ các dự án của chủ đầu tư Vinhomes, Ecopark, Nam Long; Thị trường Cần Thơ và Kiên Giang (Phú Quốc) cũng kỳ vọng là thị trường “theo sóng” tại khu vực miền Tây.
Tại miền Nam, dự báo TP. Hồ Chí Minh và Bình Dương tiếp tục là thị trường “dẫn sóng” nhờ sự quan tâm của nhóm khách có nhu cầu mua ở thực tại TP. Hồ Chí Minh, các địa phương lân cận và khách hàng phía Bắc. Thị trường “theo sóng” gồm: Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, dự kiến ghi nhận hoạt động nổi bật của phân khúc căn hộ và nghỉ dưỡng.
Theo Dat Xanh Services - FERI nhận định, mức độ tăng trưởng và tỷ lệ hấp thụ thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam trong năm 2025 sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tạo nên ba kịch bản khác nhau: kịch bản thách thức; kịch bản kỳ vọng; kịch bản lý tưởng.
Cụ thể, kịch bản lý tưởng với nguồn cung mới tăng mạnh 40% - 50, lãi suất thả nổi ở mức 9% - 11%, giá bán tăng 15 - 20% và tỷ lệ hấp thụ đạt 40 - 45%. Đây là kịch bản lạc quan nhất, kỳ vọng vào sự phục hồi sớm của thị trường.
Kịch bản kỳ vọng với nguồn cung mới tăng 30% - 40, lãi suất thả nổi ở mức 10 - 12%, giá bán tăng 10 - 15% và tỷ lệ hấp thụ đạt 35 - 40%. Đây là kịch bản khả thi nhất, phản ánh sự tăng trưởng được cải thiện tích cực hơn của thị trường.
Kịch bản thách thức với nguồn cung mới tăng 20% - 30%, lãi suất thả nổi lên tới 11 - 13%, giá bán tăng 5 - 10% và tỷ lệ hấp thụ chỉ đạt 30 - 35%. Đây là kịch bản cẩn trọng nhất, dự phòng cho các tình huống chuyển biến ngoài dự liệu.
Chuyên gia của Dat Xanh Services - FERI cho rằng, thị trường năm 2025 đón nhận khoảng 43.300 sản phẩm mới, trong đó miền Nam chiếm phần lớn với 36,2% tổng nguồn cung tương lai, thị trường miền Bắc và miền Trung chiếm lần lượt 31,5% và 20,7% và nguồn cung mới, miền Tây có tỷ lệ khoảng 11,6%. Phân khúc căn hộ sẽ tiếp tục dẫn dắt nguồn cung mới.
Thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay đã “chuyển mình” và đang trong quá trình hồi phục, sẵn sàng chạy đà cho một chu kỳ tăng trưởng mới. Dù vẫn còn nhiều thách thức, nhưng thị trường được dự báo sẽ phát triển minh bạch, ổn định hơn, bền vững hơn khi các yếu tố vĩ mô dần đi vào ổn định, các bên sẵn sàng “tăng tốc” với tâm thế mới, nguồn cung dự báo cải thiện hơn và niềm tin trở lại, kéo theo nhu cầu tăng.
URL: https://vietpress.vn/du-bao-cac-khu-vuc-dan-song-thi-truong-nam-2025-d91901.html
© vietpress.vn