hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
Hàng loạt đường dây sản xuất và buôn bán thuốc giả với giá trị từ vài chục đến hàng trăm tỷ đồng liên tiếp bị triệt phá nhiều năm qua. Không chỉ dừng ở con số hàng chục hay hàng trăm tỷ đồng, những vụ án này còn để lại hậu quả nghiêm trọng.
Nhiều năm qua, hàng loạt vụ án liên quan đến sản xuất và tiêu thụ thuốc giả, với giá trị từ chục tỷ đến hàng trăm tỷ đồng, đã bị phát hiện.
Mới đây, Công an tỉnh Thanh Hóa đã triệt phá đường dây thuốc giả, chủ yếu là thuốc xương khớp, tại nhiều tỉnh thành, thu giữ gần 10 tấn tang vật, thu lợi khoảng 200 tỷ đồng từ năm 2021.
Những vụ việc này không chỉ đe dọa sức khỏe cộng đồng mà còn gây tổn hại lớn cho hệ thống y tế. Trên thực tế, đây không phải là chuyện hiếm, nhiều vụ án triệt phá đường dây thuốc giả từng khiến dư luận "rúng động". Dưới đây là một số vụ án điển hình:
Đường dây "chế thuốc" giả 45 tỷ đồng
Ngày 14/01/2025, một đường dây sản xuất, buôn bán thuốc giả quy mô lớn do Ngô Kim Diệu (SN 1984, Giám đốc Công ty TNHH Kingpharm, trụ sở tại quận Bình Tân, TP HCM) và vợ là Nguyễn Thị Ngọc Hương (SN 1986, Giám đốc Công ty TNHH MTV Kiến Lâm, trụ sở tại Quận 8, TP HCM). Cặp đôi này đã sử dụng hai công ty trên làm bình phong để sản xuất thuốc giả từ năm 2018, với tổng giá trị hàng hóa chỉ riêng trong năm 2024 lên tới hơn 45 tỷ đồng.
Thuốc giả được các đối tượng sản xuất bằng cách pha trộn hoạt chất đông y, tân dược không rõ nguồn gốc, đóng gói thành phẩm và gắn nhãn hiệu “sản xuất tại Singapore, Malaysia” do nhóm này tự nghĩ ra.
Thêm vào đó, các sản phẩm này mang nhiều tên gọi như Xương Khớp Khắc Tinh, An Trĩ Khang, Khang Vị An... với công dụng trị các bệnh phổ biến như xương khớp, trĩ, phong ngứa.
Ngày 25/12/2024, công an đã khám xét 4 địa điểm sản xuất, thu giữ hơn 56.000 đơn vị thuốc giả, 1.600 kg nguyên liệu và 5 hệ thống máy móc. 11 xe tải được huy động để vận chuyển toàn bộ tang vật. Tổng cộng, 22 bị can bị khởi tố, bắt tạm giam.
Làm giả 20.000 hộp "An cung Hàn Quốc" 50 tỷ đồng
Ngày 17/4/2024, một đường dây làm giả viên uống An cung Vũ Hoàng Thanh Tâm (còn gọi "An cung Hàn Quốc") buôn bán hơn 20.000 hộp An cung giả, trị giá khoảng 50 tỷ đồng đã bị Công an TP Thanh Hóa triệt phá, liên quan đến sản phẩm viên uống An cung Vũ Hoàng Thanh Tâm bị làm giả và tuồn ra thị trường với số lượng lớn.
Theo đó, Công an TP Thanh Hóa cho biết, cầm đầu đường dây là Nguyễn Thị Thịnh (46 tuổi, Hà Nội), cùng các đồng phạm tổ chức sản xuất, đóng gói, phân phối sản phẩm không rõ nguồn gốc, sử dụng tem nhãn và bao bì giả mạo.
Khám xét nhiều địa điểm liên quan, công an thu giữ hơn 4.000 hộp sản phẩm thành phẩm, 1 tấn viên nén nghi là giả, cùng thiết bị, nguyên liệu không có hóa đơn chứng từ. Tất cả đều không rõ xuất xứ và không được kiểm định chất lượng.
Tối 19/9/2014, đại án thuốc giả tại VN Pharma gây chấn động dư luận sau khi Bộ Công an khám xét trụ sở công ty ở quận 10, TP HCM, ngay sau khi Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Nguyễn Minh Hùng bị bắt khẩn cấp.
Vụ án xuất phát từ việc VN Pharma nhập khẩu hơn 9.000 hộp thuốc H-Capita 500mg chữa ung thư nhưng thực chất là thuốc kém chất lượng, không rõ nguồn gốc và không đủ điều kiện dùng cho người.
Theo điều tra, năm 2013, Nguyễn Minh Hùng đặt Võ Mạnh Cường (giám đốc công ty TNHH Thương mại hàng hải quốc tế H&C) mua thuốc Helix Canada không có hồ sơ kỹ thuật, rồi chỉ đạo làm giả hồ sơ xin Cục Quản lý Dược cấp phép nhập khẩu. Thuốc được dán nhãn từ Ấn Độ, qua Singapore về Việt Nam, toàn bộ giấy tờ, mã vạch, chứng nhận chất lượng đều giả.
Từ 2012–2014, Hùng tiếp tục làm giả nhiều hồ sơ, con dấu Công ty Helix Canada để nhập thuốc trị giá hơn 5 tỷ đồng. Bên cạnh đó, VN Pharma còn nâng khống giá thuốc để chi khoảng 7,5 tỷ đồng "hoa hồng" cho bác sĩ, thông qua các hợp đồng vay vốn giả, không ghi sổ sách.
Sau điều tra bổ sung, Bộ Công an kết luận Nguyễn Lê Xuân Khang (cựu Giám đốc công ty H&C) đã cùng Võ Mạnh Cường đưa 7 loại thuốc giả nguồn gốc vào Việt Nam. Từ 2009–2014, Khang ký 37 hợp đồng bán gần 1,6 triệu hộp thuốc trị giá khoảng 98 tỷ đồng, trong đó có VN Pharma.
Sau khi mâu thuẫn về lợi nhuận, Cường chuyển sang hợp tác với Raymundo – người tự xưng là đại diện Helix Canada. Từ đó, VN Pharma nhập hơn 838.000 hộp thuốc Helix, nhưng dùng visa của thuốc Health 2000 để hợp thức hóa. Nhóm Hùng – Cường chỉ đạo làm giả giấy tờ, thay đổi xuất xứ cho lô thuốc trị giá hơn 54 tỷ đồng.
Trong đó, hơn 624.000 hộp đã được bán ra thị trường, thu lợi hơn 31 tỷ. Tuy nhiên, phía Canada xác nhận Health 2000 không có nhà máy, văn phòng hay hoạt động sản xuất, toàn bộ số thuốc này là giả về nguồn gốc, xuất xứ.
Theo Luật Dược 2016, thuốc giả là những sản phẩm không có hoạt chất, sai hoạt chất, sai liều lượng, hoặc giả mạo nhà sản xuất. Quan trọng, cần phân biệt thuốc giả với thuốc kém chất lượng – loại thuốc được cấp phép nhưng không đạt chuẩn do lỗi kỹ thuật, không mang yếu tố lừa đảo.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp thuốc giả là “vũ khí giết người thầm lặng” tại các quốc gia có hệ thống quản lý còn nhiều kẽ hở. Việt Nam không nằm ngoài xu hướng đó.
© vietpress.vn