hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
Quy mô thị trường gọi xe và giao đồ ăn ở Việt Nam năm 2024 ước đạt 4 tỷ USD (tăng 12% so với 2023) và dự kiến sẽ mở rộng lên 9 tỷ USD vào 2030, theo Báo cáo “e-Conomy SEA 2024” của Google, Temasek, Bain & Company, khiến cuộc đua giao đồ ăn qua app của Grabfood, ShopeeFood và gần đây là Xanh SM… ngày càng cạnh tranh.
11h30. Khi kim đồng hồ bắt đầu nhích đến giữa trưa, không gian yên ắng của một văn phòng bỗng chốc nhộn nhịp hẳn lên vì… cuộc chạy đua” đặt đồ ăn trên ứng dụng (app).
Giọng chị Hạnh văn thư: “Ê tụi bây, ShopeeFood hôm nay có mã 30k cho đơn 60k trong khung giờ vàng nè, ai đặt chung không?”. Tuấn - Trưởng phòng Hành chính - “fan cứng” GrabFood phản pháo: “ShopeeFood thì rẻ đấy nhưng đặt trưa nay là giao lâu. Grab mới có cái Shared Saver, gom đơn giảm phí ship mà giao lẹ hơn nhiều”.
Mai - nhân viên kế toán cũng nhanh tay mở app: “Ủa? ShopeeFood giờ có mấy cái mã cá nhân hóa hay phết, mình đặt bún bò hôm qua thì hôm nay nó gợi ý combo bún bò + nước sâm luôn, còn có mã riêng nữa”.
Tùng - thực tập sinh trẻ góp vui: “Em thích kiểu Shoppertainment của ShopeeFood ấy. Trưa xem livestream mấy chị TikToker review đồ ăn xong là biết đặt quán nào ngon ngay”. Hà chêm thêm: “Đang có Grab For Family chia sẻ mã cho người thân nên ở nhà mẹ với em mình đặt được chung luôn. Tiếc là văn phòng mình chưa kích hoạt nhóm”. Không khí sôi nổi, người so giao diện app, người săn ưu đãi bí mật, người đòi rủ đặt đơn chung để được freeship. Có người thậm chí mở cả bảng so sánh giá và khuyến mãi giữa các app.
Có thể thấy giờ đây, không chỉ các app cạnh tranh mà ngay khách hàng cũng sôi nổi đua nhau “săn” các chương trình ưu đãi.
Hiện, thị trường giao đồ ăn tại Việt Nam đang được sắp xếp lại thứ tự thị phần. Dẫn đầu là GrabFood chiếm khoảng 48-53%. ShopeeFood thứ hai, chiếm khoảng 47-48%.Foodpanda tồn tại bằn giao đồ ăn dạng siêu tốc; beFood chiếm khoảng 4%, Lalamove vẫn cung cấp dịch vụ giao đồ ăn nhưng thị phần rất nhỏ.
Trong khi GrabFood tập trung vào phân khúc cao cấp và ưu tiên nâng cấp giao diện ứng dụng, mở rộng danh mục món ăn, tích hợp hệ sinh thái “super app” cho phép người dùng kết nối dễ dàng giữa đặt xe, giao đồ ăn và các dịch vụ khác thì ShopeeFood lại tận dụng nguồn dữ liệu người dùng từ Shopee để cá nhân hóa ưu đãi, voucher ẩn, combo tiết kiệm. Đồng thời tích hợp các tính năng giải trí – mua sắm như “shoppertainment” trong livestream.
Ưu điểm của cả hai cũng khác. GrabFood giữ doanh thu cao nhờ đơn giá lớn, dù phí giao và chiết khấu có thể cao nhưng khách hàng cao cấp ít nhạy giá. ShopeeFood có lượng giao dịch lớn nhưng doanh thu thấp hơn do cơ cấu giá thấp, mặc dù chi phí quảng cáo, mã giảm giá vẫn tăng cao khiến lợi nhuận bị kéo giãn.
Xanh SM Food bước vào thị trường với nhiều lợi thế không chỉ khuyến mãi mà còn là hướng đi xanh - bền vững và chất lượng. Với lợi thế từ chủ đầu tư Vingroup, đội ngũ chuyên nghiệp và chiến lược “giá trị lâu dài”, Xanh SM Food không chỉ là lựa chọn thay thế mà còn là xu hướng mới dành cho người tiêu dùng có ý thức môi trường, doanh nghiệp muốn xây dựng thương hiệu nghiêm túc và xã hội hướng đến tương lai bền vững.
Xanh SM Food ra mắt dịch vụ giao đồ ăn với mạng lưới hơn 2.000 đối tác nhà hàng, quán ăn ở Hà Nội và cho biết sẽ rút ngắn thời gian chờ đợi nhận hàng nhờ lợi thế nền tảng công nghệ và mạng lưới vận hành kế thừa từ dịch vụ gọi xe Xanh SM. Nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn được đưa ra, như các đơn hàng từ 50.000 đồng, chương trình đồng tài trợ giữa nhà hàng và hệ thống giúp mang lại quyền lợi từ 20.000-90.000 đồng cho khách.
Người dùng thanh toán bằng ví điện tử hoặc thẻ ngân hàng liên kết có thể được tặng thêm từ 15.000 -30.000 đồng. Nhiều món ăn cũng sẽ được tài trợ lên tới 50.000 đồng… Ngoài ra, nền tảng cũng phát hành mã ưu đãi theo khung giờ, theo danh mục món hoặc nhóm người dùng với hỗ trợ từ 20-50% giá trị đơn hàng; Phí giao hàng có thể được hỗ trợ trực tiếp từ 5.000-10.000 đồng…
Xanh SM đang mời các doanh nghiệp, cửa hàng vào nền tảng Xanh Ngon Merchant - kênh bán hàng thực phẩm chất lượng được vận hành bởi Xanh SM . Mô hình Xanh Ngon Merchant tập trung kết nối các nhà hàng, quán ăn, cơ sở đặc sản với người tiêu dùng thông qua ứng dụng di động, đi kèm đội ngũ giao hàng bằng xe điện. Đây là điểm khác biệt lớn so với các đối thủ đang sử dụng xe xăng.
Giai đoạn đầu, Xanh Ngon sẽ hoạt động tại Hà Nội và nhanh chóng mở rộng ra các đô thị lớn. Đối tác ưu tiên là các cơ sở có đầy đủ giấy phép kinh doanh và chứng nhận an toàn thực phẩm, định vị sản phẩm “ngon, sạch, an toàn”. Xanh SM cho biết sẽ không dùng chiến thuật “đốt tiền” ngắn hạn mà đặt trọng tâm vào hiệu quả vận hành, chất lượng dịch vụ và trải nghiệm người dùng.
Với nhiều lợi thế riêng và thứ tự
đang được sắp xếp nhưng trong tương lai, cuộc đua giao đồ ăn giữa GrabFood,
ShopeeFood và Xanh SM Food vẫn chưa thể đoán định ai sẽ nhanh hơn và ai sẽ soán ngôi?
Thị trường giao đồ ăn tại Việt Nam đang nổi lên với giá trị hơn 1,8 tỷ đô la năm 2023 và có thể tăng gần gấp đôi, đạt 3,4 tỷ đô la vào năm 2027.
URL: https://vietpress.vn/cuoc-dua-giao-do-an--ai-nhanh-hon-d97770.html
© vietpress.vn