hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
Trước làn sóng tiêu dùng ngày càng ưa chuộng các dòng xe tiết kiệm nhiên liệu nhưng vẫn đảm bảo phạm vi di chuyển xa, các hãng xe Trung Quốc và quốc tế liên tục giới thiệu những mẫu hybrid thế hệ mới, nhằm giành lợi thế tại thị trường ô tô lớn và cạnh tranh khốc liệt nhất thế giới.
Trong khi nhiều thị trường lớn vẫn còn phân biệt rõ ràng giữa xe điện (EV) và xe hybrid, Trung Quốc đã gộp cả hai vào nhóm "xe năng lượng mới" (NEV) và đang chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ từ các dòng xe điện khí hóa. Sự chuyển dịch này không chỉ làm thay đổi thị trường trong nước mà còn có ảnh hưởng sâu rộng tới ngành công nghiệp ô tô toàn cầu.
Theo Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc (CPCA), năm 2024, doanh số xe năng lượng mới tại nước này chiếm tới 50% tổng lượng ô tô bán ra. Trong đó, xe EREV tăng trưởng tới 79%, đạt 1,2 triệu chiếc; xe PHEV tăng 76% lên 3,4 triệu chiếc. Trong khi đó, xe thuần điện (EV) chỉ tăng 23% với 6,3 triệu xe bán ra.
Tại Triển lãm Ô tô Thượng Hải, thương hiệu Zeekr (thuộc tập đoàn Geely) gây chú ý khi ra mắt mẫu Zeekr 9X – được ví như “Rolls-Royce Cullinan của Trung Quốc”. Mẫu xe này có thể di chuyển tới 400 km hoàn toàn bằng điện trước khi động cơ xăng hoạt động – một con số ấn tượng, vượt qua nhiều mẫu plug-in hybrid (PHEV) tại Mỹ và châu Âu, thậm chí tiệm cận cả xe điện thuần túy.
Không chỉ Zeekr, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc như BYD,
Nio hay Li Auto cũng đẩy mạnh phát triển dòng xe mở rộng phạm vi hoạt động
(EREV). Đây là loại xe sử dụng mô-tơ điện làm động cơ chính, kết hợp thêm một động
cơ xăng nhỏ làm máy phát điện sạc pin. Nhờ đó, xe EREV có thể di chuyển xa hơn
mà không lo hết pin như xe thuần điện.
Dù xe điện vẫn dẫn đầu thị phần ô tô năng lượng mới tại Trung Quốc, nhưng tốc độ tăng trưởng đã chậm lại đáng kể trong 1-2 năm trở lại đây, trong khi hybrid lại bứt tốc mạnh mẽ. Điều này khiến các hãng xe nội địa và quốc tế buộc phải điều chỉnh chiến lược để thích nghi.
Volkswagen đã công bố kế hoạch phát triển một nền tảng truyền động mới dành riêng cho các mẫu EV và EREV nhằm giành lại thị phần tại Trung Quốc – nơi mà các thương hiệu xe nội địa đang chiếm ưu thế nhờ mức giá cạnh tranh và công nghệ ngày càng tiên tiến.
Ông Ralf Brandstaetter, thành viên Hội đồng quản trị của Volkswagen, khẳng định: “Sự linh hoạt trong thiết kế hệ thống truyền động sẽ là yếu tố sống còn để tồn tại ở thị trường này".
Tương tự, Mercedes-Benz cũng đang điều chỉnh chiến lược. Tại Triển lãm Ô tô Thượng Hải, CEO Ola Kaellenius nhận định rằng xe hybrid “chắc chắn là xu hướng ở Trung Quốc” và dự báo rằng dòng xe này sẽ tồn tại song song với EV trong thời gian dài. Trong khi đó, Tesla vẫn giữ nguyên lập trường loại bỏ hoàn toàn hybrid khỏi chiến lược phát triển.
Chiến lược phát triển hybrid còn giúp các hãng xe Trung Quốc vượt qua rào cản thuế quan tại thị trường quốc tế, đặc biệt là châu Âu – nơi các dòng xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc đang đối mặt với nguy cơ tăng thuế. Các mẫu xe PHEV được xem là lựa chọn “an toàn” hơn để tiếp cận người dùng, nhờ khả năng linh hoạt và dễ thích nghi hơn với điều kiện cơ sở hạ tầng tại châu Âu.
Felix Kuhnert chuyên gia thị trường của công ty tài chính PwC cho rằng cách hãng xe Trung Quốc linh hoạt và sáng tạo hơn các thương hiệu châu Âu và Nhật Bản trong việc khai thác thị trường. Ông nhận định: “Các hãng xe Trung Quốc không quá cứng nhắc về công nghệ. Khách hàng muốn phạm vi di chuyển xa hơn? Họ sẽ tìm cách đáp ứng”. Leapmotor là ví dụ tiêu biểu cho hướng đi này.
Dữ liệu từ công ty nghiên cứu Jato Dynamics cho thấy: Trong năm 2024, các hãng xe Trung Quốc đã giới thiệu tổng cộng 37 mẫu PHEV, 16 mẫu EREV, so với chỉ 32 mẫu xe thuần điện mới. Tỷ lệ này cho thấy sự ưu tiên rõ ràng đối với các mẫu xe lai. Dự báo, trong thời gian tới, xe EREV và PHEV sẽ chiếm khoảng 35% tổng doanh số ô tô tại Trung Quốc, trong khi xe điện duy trì mức 45%.
Không chỉ các hãng xe, ngành công nghiệp phụ trợ cũng đã nhập cuộc. CATL – nhà cung cấp pin ô tô điện lớn nhất thế giới đã giới thiệu loại pin mới dành cho xe hybrid vào tháng 10/2023, với phạm vi hoạt động lên tới 400km. Hiện mẫu pin này đang được sử dụng bởi nhiều hãng lớn như Li Auto, Geely và Chery.
Chuyên gia thị trường Bo Yu từ Jato Dynamics nhận định: “Trung Quốc đang theo đuổi cách tiếp cận mở với công nghệ, đặt người tiêu dùng làm trung tâm. Và rõ ràng, hybrid sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong vài năm tới".
© vietpress.vn