hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
Các "sếp lớn" đồng loạt trấn an cổ đông, nhân viên, một số tuyên bố mua vào cổ phiếu để chặn đà giảm mạnh của thị trường chứng khoán.
Mở cửa phiên 9/4, thị trường chứng khoán tiếp tục giảm hơn 50 điểm, cổ phiếu của nhiều công ty bị bán tháo trong tâm lý hoảng loạn. Chỉ trong 3 phiên sau khi Mỹ công bố chính sách thuế 46%, VN-Index đã giảm hơn 185 điểm, xuống vùng 1.133 điểm.
Trước tình hình này, nhiều lãnh đạo công ty lớn đã lên tiếng trấn an cổ đông, làm rõ tình hình kinh doanh và mối liên quan với Mỹ. Ở ngành bán lẻ tiêu dùng, ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) tập đoàn Masan (mã chứng khoán: MSN) đã gửi tâm thư đến cổ đông.
Vị chủ tịch cho biết, thị trường Mỹ đóng góp chưa đến 1% vào doanh thu cho Masan Consumer - công ty con thuộc tập đoàn Masan, do đó tác động từ chính sách thuế mới là không đáng kể.
Ông Quang cũng cho biết, các sản phẩm cốt lõi của Masan High-Tech Materials hiện vẫn nằm trong danh mục miễn thuế quan theo chính sách của Mỹ, hệ thống tiếp tục duy trì mức cạnh tranh, hấp dẫn hơn so với nhiều kênh phân phối khác trên thị trường.
Đặc biệt, Việt Nam đã chính thức đề xuất mức thuế nhập khẩu 0% đối với hàng hóa từ Mỹ. Điều này không chỉ giúp giảm chi phí nguyên vật liệu cho các ngành thực phẩm tiện lợi và thịt chế biến – hai lĩnh vực chiến lược của Masan, mà còn tối ưu hóa chi phí sản xuất.
Trước diễn biến thị trường chứng khoán, ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch Công ty Chứng khoán SSI (mã chứng khoán: SSI) - vừa đưa ra quan điểm: "Thuế quan tác động tiêu cực nhưng không có lý do gì thị trường chứng khoán phản ứng như tận thế. Đã đến lúc bắt đáy". Trước đó, ngày 6/4, ông Hưng cũng đưa ra một số nhận định sau 2 phiên thị trường chứng khoán chao đảo khi có thông tin thuế quan từ Mỹ.
Tương tự, Chủ tịch HĐQT Hoàng Anh Gia Lai (mã chứng khoán: HAG) Đoàn Nguyên Đức cũng đã lên tiếng trấn an cổ đông rằng chính sách thuế từ Mỹ không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu chính của công ty.
Với mặt hàng chuối, công ty chủ yếu xuất sang Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật bản, hoàn toàn không xuất hàng hóa sang Mỹ và giá được chốt ổn định theo năm. Hàng đi Trung Quốc giá chốt theo tuần, trong tuần này công ty đã chốt hơn 12 USD/thùng, cao hơn tuần trước 10%.
Ngoài ra, việc tỷ giá USD liên tục tăng cao trong thời gian qua cũng mang lại kết quả tích cực đối với doanh thu xuất khẩu của công ty khi phần lớn chi phí đầu vào đều bằng tiền VND.
Sau khi "bầu Đức" gửi tâm thư nhằm an lòng cổ đông, con gái ông là bà Đoàn Hoàng Anh đã đăng ký mua 4 triệu cổ phiếu HAG. Sau 4 phiên, thị giá cổ phiếu này đã giảm hơn 20%.
Trước những biến động của thị trường chứng khoán, chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP HCM (mã chứng khoán: CII) Lê Vũ Hoàng cho biết, hơn 95% đầu tư của CII tập trung vào các dự án hạ tầng trong nước, ít chịu ảnh hưởng từ biến động thuế quan quốc tế. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp vẫn thừa nhận tác động của thuế quan đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng khẳng định sẽ tìm cách tháo gỡ.
Trong bản tin cập nhật về việc Mỹ công bố chính sách thuế quan mới của Công ty cổ phần Gemadept (mã chứng khoán: GMD), Tổng giám đốc Nguyễn Thanh Bình nhận định: "Mức độ tác động từ chính sách thuế quan mới đối với hàng hóa Việt Nam xuất đi Mỹ sẽ có khả năng tác động nhất định đến hoạt động công ty".
Ông Bình cũng thông tin Gemadept đang chủ động trao đổi với các hãng tàu, khách hàng xuất nhập khẩu để đẩy nhanh các đơn hàng sớm; phối hợp với cơ quan ban ngành để bảo vệ các doanh nghiệp xuất khẩu; tiếp cận nhóm khách hàng ít bị ảnh hưởng bởi thuế quan của Mỹ.
Sau tâm thư, loạt lãnh đạo Gemadept đăng ký mua cổ phiếu GMD. Trong đó, ông Phạm Quốc Long, Phó tổng giám đốc muốn mua 500.000 cổ phiếu; ông Đỗ Công Khang - PTGĐ CTCP Gemadept đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu còn Vũ Ninh, Thành viên HĐQT sẽ mua 1 triệu đơn vị.
Tương tự, lãnh đạo công ty cổ phần Thủy sản Nam Việt (mã chứng khoán: ANV) cũng trấn an cổ đông trước những tác động thị trường chứng khoán.
ông Doãn Tới, Chủ tịch HĐQT Navico cho biết Mỹ thực tế không phải là thị trường trọng tâm. Các thị trường chính vẫn là Trung Quốc, Trung Đông, Brazil, châu Á, Mexico... Dù vậy, ông Tới thừa nhận Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu tiềm năng của công ty ở hiện tại và tương lai, đặc biệt với hai sản phẩm chủ lực là cá tra và cá rô phi.
Ngoài ra, ông Doãn Tới còn đăng ký mua thêm 3 triệu cổ phiếu ANV khi mã này đã giảm về mức thấp nhất trong 17 tháng qua.
© vietpress.vn