hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung leo thang đẩy các nhà máy ở huyện Cao Dương, Trung Quốc vào cảnh lao đao, đơn hàng xuất khẩu bị đình trệ, thị trường nội địa ảm đạm.
Các nhà sản xuất ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc đang phải vật lộn với những thách thức ngày càng gia tăng trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang với Mỹ. Tại huyện Cao Dương, thành phố Bảo Định, tỉnh Hà Bắc, cách Bắc Kinh khoảng 200km, những nhà máy dệt may từng nhộn nhịp nay đang đối mặt với nguy cơ đóng cửa, khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đẩy họ vào tình thế tiến thoái lưỡng nan.
Ông Chi, quản lý một nhà máy khăn bông đã hoạt động gần 30 năm tại huyện Cao Dương, không giấu được vẻ lo lắng khi đứng trước hàng trăm thùng carton chứa đầy khăn bông thành phẩm nhưng chưa thể xuất đi.
"Đơn hàng trị giá 12 triệu nhân dân tệ (khoảng 42,5 tỷ đồng) với tập đoàn Amazon của Mỹ vốn là một cơ hội lớn, vượt xa các hợp đồng thường lệ của chúng tôi. Chúng tôi đã cam kết đảm bảo thời hạn giao hàng, nhưng mới đây, đối tác thông báo sẽ giảm số lượng đặt hàng. Cho đến khi họ tìm ra cách để vận chuyển hàng hóa đến Mỹ, chúng tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc lưu kho như thế này", ông Chi chia sẻ.
Hợp đồng 12 triệu nhân dân tệ từng là "phao cứu sinh" cho nhà máy của ông Chi, vốn có doanh thu hàng tháng khoảng 6 triệu nhân dân tệ (21,2 tỷ đồng). Tuy nhiên, trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung ngày càng căng thẳng, nó đã trở thành gánh nặng, đe dọa tương lai của cả nhà máy.
Triển vọng về một lối thoát cho cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung vẫn còn mờ mịt. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã áp thuế bổ sung 145% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, Trung Quốc cũng đáp trả bằng mức thuế 125%. Mặc dù ông Trump tuyên bố có thể đạt được thỏa thuận với Trung Quốc trong vòng 3-4 tuần tới, nhưng không ai dám chắc liệu những bất đồng sâu sắc giữa hai quốc gia có thể nhanh chóng dịu đi và dẫn đến một giải pháp hay không. Trong khi đó, các nhà máy vừa và nhỏ của Trung Quốc, vốn phụ thuộc vào xuất khẩu, đang dần mất đi khả năng chống chịu tài chính.
Phố bán buôn khăn bông ở huyện Cao Dương mà phóng viên Lee Yoonjeong của trang Chosun ghé thăm mang một bầu không khí ảm đạm, tiêu điều, hầu hết các cửa hàng đều đóng cửa. Huyện Cao Dương là một trong những trung tâm công nghiệp dệt may lớn nhất của Trung Quốc với khoảng 4.200 công ty liên quan tính đến cuối năm ngoái. Sản lượng khăn bông sản xuất tại đây lên tới 5 tỷ chiếc mỗi năm, chiếm khoảng 1/3 tổng sản lượng của Trung Quốc. Một thương nhân bán buôn hiếm hoi vẫn mở cửa cho biết: "Dạo này, chúng tôi thường mở cửa hàng vào buổi chiều vì không có nhiều việc do suy thoái kinh tế và chiến tranh thương mại Mỹ-Trung".
Việc Mỹ áp đặt thuế quan là đòn đánh rất nặng đối với ngành dệt may Trung Quốc. Theo Hội đồng Dệt may và May mặc Quốc gia Trung Quốc, giá trị xuất khẩu các sản phẩm dệt gia dụng năm ngoái đạt 48,49 tỷ USD, tăng 5,6% so với năm trước. Đây là sự phục hồi sau hai năm tăng trưởng âm liên tiếp vào năm 2022 (-1,09%) và 2023 (-2,38%). Sự tăng trưởng này chủ yếu nhờ xuất khẩu sang Mỹ, chiếm gần 40% tổng kim ngạch xuất khẩu (11,1%) và Liên minh châu Âu (EU, 9,49%).
Tuy nhiên, xuất khẩu sang Mỹ hiện đang trên đà suy giảm. Thương nhân bán buôn Wei Wangchun bày tỏ lo ngại: "Lợi nhuận từ các sản phẩm cung cấp cho Mỹ và EU rất cao, vì vậy, tác động là không thể tránh khỏi".
Các nhà máy và nhà bán buôn có nhiều khách hàng xuất khẩu sang Mỹ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận giảm lợi nhuận và cố gắng cầm cự. Jin Juan, người làm việc tại Thành phố Thương mại Cao Dương, chợ đầu mối dệt may lớn nhất ở huyện Cao Dương, cho biết mọi người phải hạ giá thành để tồn tại. Ông nói: "Các nhà máy cần cắt giảm chi phí lao động và hạ giá và chúng tôi, với tư cách là nhà bán buôn, cùng với các nhà xuất khẩu mua hàng ở đây, cũng cần phải giảm giá để bù đắp một cách chật vật cho thuế quan".
Bên cạnh đó, quản lý nhà máy khăn bông, ông Chi cũng chia sẻ thêm: "Tôi nói với vợ tôi, người phụ trách hoạt động, rằng ngay cả khi chúng tôi không kiếm được tiền trong khoảng thời gian tới, chúng tôi vẫn cần đáp ứng chất lượng và kế hoạch mà khách hàng yêu cầu. Sẽ không sao nếu trong khoản thời gian một hoặc hai tháng, chúng tôi chỉ cần giữ cho nhà máy hoạt động là được".
Tuy nhiên, họ khó có thể chịu đựng được giai đoạn chiến tranh thương mại Mỹ-Trung hiện tại trong thời gian dài. Không có nhiều khách hàng có thể thay thế các đơn hàng từ Mỹ. Đối với ông Chi, hơn một nửa tổng sản lượng của nhà máy là dành cho xuất khẩu sang Mỹ. Mặc dù chính quyền Trung Quốc đã nhấn mạnh rằng "Trung Quốc là một nền kinh tế siêu lớn" và đang cố gắng thúc đẩy thị trường nội địa, nhưng các đại diện nhà bán buôn và nhà máy mà phóng viên Chosun đã gặp gỡ cho biết họ vẫn đang chờ đợi và trì hoãn việc tìm kiếm khách hàng mới trong nước.
Một nhà bán buôn nhận xét: "Ở thị trường nội địa, cạnh tranh quá khốc liệt do tiêu dùng yếu kém, khiến việc tồn tại trở nên khó khăn". Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, chi tiêu bình quân đầu người cho quần áo, giày dép, mũ nón và vải vóc năm ngoái chỉ tăng 0,3% so với năm trước.
© vietpress.vn