hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
Trước áp lực từ mức thuế quan cao của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc, Apple đang tăng cường chuyển dịch chuỗi cung ứng sang Ấn Độ và Việt Nam nhằm giảm thiểu rủi ro và duy trì nguồn cung ổn định cho thị trường Mỹ.
Trong cuộc họp công bố kết quả kinh doanh quý II, CEO Apple Tim Cook cho biết, phần lớn iPhone bán tại Mỹ trong tương lai sẽ được sản xuất tại Ấn Độ. Đây là bước đi nhằm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, nơi hiện vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong sản xuất iPhone. Trong khi đó, các sản phẩm khác của Apple như iPad, Mac, Apple Watch và AirPods sẽ được đẩy mạnh sản xuất ở Việt Nam.
Theo kế hoạch, Apple đặt mục tiêu đến cuối năm 2026, toàn bộ hơn 60 triệu chiếc iPhone bán ra hằng năm tại Mỹ sẽ được lắp ráp tại Ấn Độ. Để đạt được mục tiêu này, Apple đang hợp tác với các đối tác như Foxconn và Tata Electronics để mở rộng năng lực sản xuất tại quốc gia Nam Á này.
Tại Việt Nam, Apple đã đầu tư khoảng 16 tỷ USD để xây dựng nhà máy và tăng cường năng lực sản xuất. Tính đến năm ngoái, Apple có 25 đối tác ở nước ta, với hơn 70 nhà máy và 250.000 lao động. Foxconn, đối tác sản xuất chính của Apple, cũng đã đầu tư thêm 300 triệu USD để mở rộng sản xuất tại Việt Nam.
Dự kiến, đến cuối năm 2025, Việt Nam sẽ sản xuất khoảng 20% tổng số iPad và Apple Watch, 5% MacBook và tới 65% AirPods.
Tuy nhiên,
Apple cũng cho biết việc chuyển dịch sản xuất cũng đối mặt với nhiều thách thức
lớn. Chi phí sản xuất iPhone tại Ấn Độ cao hơn ở Trung Quốc từ 5-8%, trong một
số trường hợp có thể lên tới 10%. Ngoài ra, Apple vẫn phụ thuộc nhiều vào các
nhà cung cấp linh kiện tại Trung Quốc, do đó việc xây dựng một chuỗi cung ứng
hoàn chỉnh tại Ấn Độ và Việt Nam sẽ cần thời gian và đầu tư đáng kể.
Dù đối mặt với nhiều khó khăn, Apple vẫn kiên định với chiến lược đa dạng hóa chuỗi cung ứng để giảm thiểu rủi ro từ các chính sách thuế quan và căng thẳng thương mại toàn cầu. Việc chuyển dịch sản xuất sang Ấn Độ và Việt Nam không chỉ giúp Apple tránh được các mức thuế cao mà còn mở ra cơ hội tiếp cận các thị trường mới và tận dụng nguồn nhân lực dồi dào tại các quốc gia này.
© vietpress.vn